Có rất nhiều công ty, doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ hiện nay đang được thành lập khi việc vận chuyển hàng hóa đang càng càng tăng cao. Tuy nhiên, để các công ty doanh nghiệp được thành lập theo quy định cần pháp đáp ứng Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ. Do đó, để tránh việc không thể thành lập doanh nghiệp, cần nắm được Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ theo quy định pháp luật. Vậy, Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ ra sao? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định về kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ
Theo quy định tại Điều 64 Luật giao thông đường bộ 2008 (sửa đổi bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) thì:
“Điều 64. Hoạt động vận tải đường bộ
1. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa.“
Như vậy kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ là loại kinh doanh thuộc lĩnh vực Kinh doanh vận tải đường bộ.
Nhóm ngành vận tải hàng hóa bằng đường bộ gồm những hoạt động kinh tế nào?
Nhóm ngành vận tải hàng hóa bằng đường bộ gồm những hoạt động kinh tế được quy định tại Phụ lục II Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
4933: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Nhóm này bao gồm:
– Vận tải hàng hóa thông thường: vận tải gỗ, vận tải gia súc, nông lâm sản, hàng hóa thông thường khác;
– Vận tải hàng hóa bằng xe chuyên dụng: Xe bồn chở chất lỏng, xe chở hóa chất, xe đông lạnh;
– Vận tải hàng nặng, vận tải container;
– Vận tải phế liệu, phế thải, rác thải, không đi kèm hoạt động thu gom hoặc đổ phế liệu, phế thải, rác thải.
Nhóm này cũng bao gồm:
– Hoạt động chuyển đồ đạc;
– Cho thuê xe tải có người lái;
– Vận tải hàng hóa bằng xe động vật hoặc người kéo.
Loại trừ:
– Chở gỗ trong rừng như một phần của hoạt động đốn gỗ được phân vào nhóm 02400 (Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp);
– Cung cấp nước bằng xe tải được phân vào nhóm 36000 (Khai thác, xử lý và cung cấp nước);
– Hoạt động của bến bãi để bốc dỡ hàng được phân vào nhóm 5225 (Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ);
– Dịch vụ đóng hòm, đóng thùng và bao gói hàng hóa để vận chuyển được phân vào nhóm 52299 (Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa được phân vào đâu);
– Bưu chính và chuyển phát được phân vào nhóm 53100 (Bưu chính) và nhóm 53200 (Chuyển phát);
– Vận chuyển rác thải như là một công đoạn của hoạt động thu gom rác thải được phân vào nhóm 38110 (Thu gom rác thải không độc hại), nhóm 38121 (Thu gom rác thải y tế) và nhóm 38129 (Thu gom rác thải độc hại khác).
Hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa
Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng: Là việc sử dụng xe ô tô phù hợp để vận chuyển loại hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời;
Khi vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng, lái xe cần phải mang theo Giấy phép lưu hành (Giấy phép sử dụng đường bộ) còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm: Là việc sử dụng xe ô tô để vận chuyển hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ: Là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc để vận chuyển công-ten-nơ.
Kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường: Là hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa trừ các hình thức kinh doanh vận tải quy định tại các hình thức tại mục 1,2 và 3.
Khi vận chuyển hàng hóa, lái xe phải mang theo Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) bằng văn bản giấy hoặc phải có thiết bị để truy cập vào phần mềm thể hiện nội dung của Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) và các giấy tờ của lái xe và phương tiện theo quy định của pháp luật. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép tham gia giao thông.
Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ
Điều kiện chung khi kinh doanh vận chuyển hàng hoá:
– Đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa cần phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
– Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– Trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:
+ Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;
+ Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
Điều kiện riêng khi kinh doanh vận tải hàng hoá
– Niêm yết các thông tin theo quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.
Vị trí niêm yết thông tin, cụ thể như sau:
+ Đối với xe ô tô tải, xe đầu kéo: niêm yết ở mặt ngoài hai bên cánh cửa buồng lái;
+ Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc có thùng chở hàng: niêm yết ở mặt ngoài hai bên thùng xe;
+ Đối với rơ moóc, sơ mi rơ moóc không có thùng chở hàng: niêm yết thông tin trên bảng bằng kim loại được gắn với khung xe tại vị trí dễ quan sát bên cạnh hoặc phía sau.
– Xe ô tô vận tải hàng hóa phải có kích thước thùng xe đúng theo Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
– Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm; đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
– Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe, đối với từng loại xe thì có những phù hiệu khác nhau, cụ thể như sau:
+ Phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” gắn trên xe công-ten-nơ theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT;
+ Phù hiệu “XE TẢI” gắn trên xe tải theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT;
+ Phù hiệu “XE ĐẦU KÉO” gắn trên xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc theo mẫu quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ ra sao năm 2023?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý xin xác nhận tình trạng hôn nhân. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Ngành nghề kinh doanh vận tải có điều kiện là gì?
- Điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ theo quy định năm 2023
- Xe tải không kinh doanh vận tải có phải lắp định vị không?
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:
– Đơn vị kinh doanh vận tải bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
– Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy, hộ gia đình vẫn được xem là đơn vị kinh doanh vận tải dưới hình thức hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó công ty cần có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định tại Điều 17 Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về quy định thuế suất 0%, trong đó:
– Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này…..
– Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa.
Như vậy, nếu công ty, doanh nghiệp đã có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô thì sẽ được cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe ô tô nội địa và quốc tế. Và xuất hóa đơn dịch vụ vận chuyển quốc tế với thuế suất GTGT 0%.