Chào luật sư X. Tôi là một viên chức nhà nước, tôi đã tốt nghiệp đại học và đã làm việc tại cơ quan được 5 năm hiện tại đơn vị tôi đang có kế hoạch cử viên chức đi đào tạo sau đại học và nhận hồ sơ ứng tuyển. Vậy luật sư cho tôi hỏi cần đáp ứng những điều kiện gì để viên chức được cử đi đào tạo? Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Tổng quát về cán bộ, công chức, viên chức theo quy định
Theo Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định về cán bộ, công chức như sau:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm; phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm; gắn với công tác sử dụng, quản lý, phát triển công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị và nhu cầu của công chức, viên chức.
Thời gian bắt buộc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm và nhu cầu của công chức, viên chức thực hiện tối thiểu 01 tuần/năm, tối đa là 04 tuần/năm.
Đề cao vai trò tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của công chức, viên chức.
Không cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng từ hai khóa học trở lên trong cùng một thời gian học.
Đối tượng và điều kiện để viên chức được cử đi đào tạo
- Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.
- Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
Điều kiện đào tạo sau đại học gồm: - Đối với cán bộ, công chức:
a) Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành, tốt nhiệm vụ;
b) Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;
c) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
d) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm. - Đối với viên chức:
a) Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có);
b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thới gian đào tạo;
c) Chuyên ngành đào tạo. phù hợp với vị trí việc làm. - Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký. kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nếu tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo; không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp; đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết thì phải đền bù chi phí đào tạo.
Yêu cầu tham gia các chương trình bồi dưỡng
Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Công chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức trước khi bổ nhiệm ngạch.
Viên chức phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trước khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
Cán bộ, công chức, viên chức tham gia học các chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức và theo nhu cầu bản thân, thời gian thực hiện tối thiểu 01 tuần (40 tiết)/năm, tối đa 04 tuần (160 tiết)/năm.
Nghị định cũng quy định về loại hình tổ chức bồi dưỡng gồm: tập trung, bán tập trung và từ xa.
Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.
Cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số, ngoài những quyền lợi được hưởng theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc…
Mời bạn xem thêm:
- Công chức và viên chức khác nhau như thế nào? So sánh 2 bộ ngành này chi tiết
- Hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức
- Viện kiểm sát nhân chỉ tuyển công chức nữ không quá 30 tuổi
- Mẫu hợp đồng làm việc xác định thời hạn đối với viên chức
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Điều kiện để viên chức được cử đi đào tạo như thế nào??”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thủ tục mua bán nhà đất; giải thể công ty tnhh 2 thành viên; tạm ngưng kinh doanh; hồ sơ tạm ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ thương hiệu… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 35 Luật Viên chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng tiền lương và phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đặc biệt, thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được dùng để xét nâng lương.
Theo đó, tại Điều 37 Nghị định 101/2017, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng quyền lợi cụ thể như sau:
+ Đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước:
– Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
– Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
– Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định;
– Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
+ Đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài: Viên chức được hưởng quyền lợi theo quy định và theo quy chế của cơ quan, đơn vị.
Tóm lại, nếu viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thì vẫn được hưởng nguyên lương cùng với các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.
-Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo do tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo hoặc đã hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp thì sẽ phải hoàn trả 100% chi phí đền bù chi phí đào tạo.
– Trường hợp phải đền bù chi phí đào tạo do tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian làm việc đã cam kết mặc dù đã hoàn thành được khóa học và được cấp chứng chỉ tốt nghiệp khóa học thì trường hợp này mức bồi hoàn chi phí đào tạo
Không phải mọi trường hợp viên chức chuyển sang công chức đều phải sát hạch mà chỉ khi chuyển sang công chức không giữ chức vụ, quyền hạn thì viên chức mới phải sát hạch.