Logistics là gì. Một thương nhân cần đáp ứng những điều kiện gì để có thể tham gia kinh doanh dịch vụ logistics? Hãy cùng phòng luật sư thương mại của Luật sư X tìm hiểu nhé .
Căn cứ pháp lý.
Nội dung tư vấn.
Dịch vụ logistic là gì?
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics.
Theo quy định tại điều 4 nghị định 163/2017/NĐ-CP. Ta có các quy định sau đây đối với các thương nhân tham gia kinh doanh dịch vụ logistics.
Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác; ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định này; còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài quy định tại khoản 1,2 điều này; điều kiện để kinh doanh dịch vụ logistics đối với nhà dầu tư nước ngoài được quy định như sau.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa).
- Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn; mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp; trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
- Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn; mua cổ phần; phần vốn góp trong doanh nghiệp.
Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
- Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
- Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
- Việc thực hiện dịch vụ phân tích, kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.
Một số trường hợp còn lại được quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g, h khoản 3 điều luật này.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.
Một số bài viết tham khảo:
Quy định về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Căn cứ điều 235 luật thương main 2005. Ngoại trừ các trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền và nghĩa vụ như sau.
- Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.
- Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn.
- Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
Các trường hợp khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải.
Trên đây là một số thông tin về điều kiện, quyền và nghĩa vụ của thương nhân tham gia kinh doanh dịch vụ logistics.
Hi vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ khoản 1 điều 238 luật thương mại 2005. Các bên tham gia có quyền thỏa thuận mức bồi thường khi xảy ra tổn thất hàng hóa ; thoả thuận có thể lớn hơn hoặc bằng giá trị hàng hóa tổn thất.
Căn cứ điều 239 luật thương mại 2005. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
Căn cứ khoản 3 điều 4 nghị định 163/2017/NĐ-CP . Đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh dịch vu logistics; ngoài các điều kiện quy định giống với các thương nhân trong nước; còn có các quy định cụ thể riêng cho từng trường hợp kinh doanh.
Căn cứ điều 240 luật thương mại 2005, thương nhân có các nghĩa vụ sau.
Bảo quản, giữ gìn hàng hoá.
Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý.
Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá quy định tại Điều 239 của Luật này không còn.
Bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng hàng hoá cầm giữ.