Thời gian qua, việc kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt diễn ra khá phổ biến. Như: Kháng cáo của vụ án cựu giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm và 5 đồng phạm; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội. Tuy nhiên, tối 24-6, TAND cấp cao Hà Nội đã bác toàn bộ đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và giữ nguyên bản án Sơ thẩm. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về các điều kiện để được giảm bản án Sơ thẩm?
Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017);
Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC.
Nội dung tư vấn
Khi xét xử Sơ thẩm, Tòa án đã xem xét, cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự của một vụ án. Tuy nhiên, khi bản án được đưa ra, bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể không đồng tình với một phần hoặc toàn bộ bản án mà Tòa đưa ra. Họ sẽ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Để được giảm án Sơ thẩm thì phải đáp ứng điều kiện mà pháp luật quy định
Điều kiện để được giảm bản án Sơ thẩm khi kháng cáo
Điều kiện chung
Tòa án có thể cân nhắc các điều kiện sau để chấp nhận kháng cáo và giảm nhẹ bản án với các điều kiện sau:
- Bị cáo đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; hoặc trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra.
- Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra.
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn.
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng.
- Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức hoặc do lạc hậu
- Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra.
- Bị cáo là phụ nữ có thai, là người đủ 70 tuổi trở lên, là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; hoặc là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Bị cáo tự thú và thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải. Tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm, đã lập công chuộc tội.
- Bị cáo là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
- Bị cáo là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Điều kiện khác
Ngoài những điều kiện trên, Tòa án còn có thể xem xét các điều kiện khác để giảm nhẹ bản án như:
- Bị cáo đầu thú; bị cáo hoặc người thân là thương binh; người bị hại cũng có lỗi; thiệt hại do lỗi của người thứ ba; gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay bị cáo.
- Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khỏe cho người bị hại, gây thiệt hại về tài sản.
- Hoặc phạm tội do phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.
- Bị cáo tự nguyện giao nộp ít nhất ½ số tiền thu lợi bất chính; hoặc tiền phạt bổ sung theo bản án, quyết định của Tòa án.
Tuy nhiên, thực tế, trước khi Tòa ra bản án Sơ thẩm đã xem xét hết tất cả điều kiện, tình tiết được giảm nhẹ. Do đó, khi kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bản án Sơ thẩm; những tình tiết đã áp dụng ở Sơ thẩm rồi sẽ không áp dụng lại mà phải dựa trên các điều kiện, tình tiết mới.
Điều kiện để được giảm bản án Sơ thẩm đang trong quá trình thi hành án
Sau khi có bản án Sơ thẩm, nếu không có kháng cáo gì thì bản án Sơ thẩm sẽ có hiệu lực và thi hành án; phạm nhân có thể được giảm hình phạt ở bản án Sơ thẩm khi đáp ứng điều kiện như:
Điều kiện để được giảm bản án Sơ thẩm đang trong quá trình thi hành án
Chấp hành được ít nhất 1/3 thời hạn với tù từ 30 năm trở xuống hoặc 12 năm với tù chung thân.
Chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; tích cực học tập, lao động cải tạo; và phải có đủ kỳ xếp loại chấp hành án phạt tù từ khá trở lên, như:
- Tù chung thân phải có ít nhất 04 năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm thời hạn được xếp loại từ khá trở lên. Trường hợp bị kết án tử hình được Chủ tịch nước ân giảm xuống tù chung thân; phải có ít nhất 05 năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên.
- Tù trên 20 năm đến 30 năm phải có ít nhất 03 năm 6 tháng liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên.
- Tù trên 15 năm đến 20 năm; phải có ít nhất 03 năm liên tục liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên.
- Trên 10 năm đến 15 năm phải có ít nhất 02 năm liên tục liền kề hoặc tám quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên.
- Phạt tù trên 05 năm đến 10 năm phải có ít nhất 01 năm; hoặc 04 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên.
- Tù trên 03 năm đến 05 năm phải có ít nhất 06 tháng; hoặc 02 quý liền kề thời điểm xét giảm được xếp loại từ khá trở lên.
- Ttù ba năm trở xuống phải có ít nhất 01 quý gần nhất được xếp loại từ khá trở lên.
Điều kiện để được giảm bản án Sơ thẩm đối với người dưới 18 tuổi
Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù; nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn; thì được Tòa án xét giảm. Riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến 04 năm; nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù; nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát; Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.
Người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù; có thể được tha tù trước hạn khi có đủ các điều kiện như: phạm tội lần đầu; có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù; có nơi cư trú rõ ràng.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là bài viết của Luật sư X về Điều kiện để được giảm bán án Sơ thẩm.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Luật Sư X cung cấp nhiều loại dịch vụ pháp lý uy tín, chất lượng như dịch vụ trích lục khai sinh; dịch vụ xác định tình trạng hôn nhân; dịch vụ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp tư nhân;…
Được hỗ trợ; đồng hành để giải quyết những khó khăn pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
Quan hệ tình dục ở nơi công công có bị phạt không?
Phạm tội giết người có đơn bãi nại có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Bảo lĩnh là gì? Các quy định pháp luật về bảo lĩnh?
Câu hỏi thường gặp
Kháng cáo là hành vi tố tụng sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án.
Do mặt bằng nhận thức ở một số khu vực miền núi còn hạn chế. Đặc biệt là ở những nơi có dân tộc miền núi sinh sống còn tồn tại một số tập tục lạc hậu; không phù hợp với chuẩn mực xã hội thậm chí còn vi phạm pháp luật. Vì thế, Tòa án cũng có thể xem xét đây là một điều kiện để giảm án.
Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng; hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn mà pháp luật quy định.
Tùy theo nội dung kháng cáo Tòa sẽ xem xét lại bản án. Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì Tòa sẽ xem xét sửa nội dung bản án mức hình phạt thấp hơn. Nếu không có tình tiết nào giảm nhẹ; Tòa nhận định cấp sơ thẩm xử đúng người đúng tội thì sẽ bác đơn kháng cáo.
Trường hợp VKS kháng nghị đề nghị tăng mức hình phạt; thì lúc đó mới có khả năng xử phúc thẩm tăng mức hình phạt đối với bị cáo.