Chào Luật sư. Tôi là chủ một doanh nghiệp tư nhân. Công ty tôi phải ngừng hoạt động do dịch covid-19. Nay chúng tôi muốn vay vốn để trả lương cho người lao động có được không. Theo quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện để doanh nghiệp được vay vốn trả lương cho người lao động năm 2021 là gì? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Năm 2021, dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, ảnh hưởng đến tài chính các doanh nghiệp nói riêng. Do vậy, để giúp các doanh nghiệp giảm bớt sức ép về mặt tài chính, Chính phủ đã ban hành quyết định 23/2021/QĐ-TTg về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do covid-19. Trong đó phải kể đến chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc; trả lương phục hồi sản xuất.
Điều kiện để doanh nghiệp vay vốn trả lương cho người lao động năm 2021.
Căn cứ theo quy định tại điều 38 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ:
Điều kiện để vay vốn trả lương ngừng việc
- Doanh nghiệp có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng liền kề trước thời điểm người lao động ngừng việc; phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên theo quy định khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022.
- Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
Điều kiện để được vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất; kinh doanh
Đối với doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng; chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022:
- Doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian từ ngày 01 tháng 5 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2022;
- Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn.
- Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất; kinh doanh;
- Không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn.
Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải; hàng không; du lịch; dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để phục hồi sản xuất, kinh doanh:
- Có người lao động làm việc theo hợp đồng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đến thời điểm đề nghị vay vốn;
- Có phương án hoặc kế hoạch phục hồi sản xuất; kinh doanh;
- Không có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đã hoàn thành quyết toán thuế năm 2020 tại thời điểm đề nghị vay vốn.
Mức cho vay và thời hạn cho vay
Căn cứ theo quy định tại khoản 1; khoản 2 điều 39 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg :
Vay vốn trả lương ngừng việc:
- Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số người lao động theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 03 tháng;
- Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
Vay vốn trả lương cho người lao động khi phục hồi sản xuất:
- Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động.
- Thời gian hưởng chính sách hỗ trợ tối đa 03 tháng; thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
Thời hạn giải ngân
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 39 Quyết định 23/2021/QĐ-TTg :
Việc giải ngân của Ngân hàng Chính sách xã hội cho người sử dụng lao động đối với các tháng 5; 6; 7 năm 2021 được thực hiện 01 lần; thời hạn giải ngân đến hết ngày 05 tháng 4 năm 2022 hoặc khi giải ngân hết 7.500 tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay tái cấp vốn tùy theo điều kiện nào đến trước.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, quy định về việc cho doanh nghiệp vay vốn để trả lương cho người lao động đã phần nào giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong bối cảnh đại dịch. Chỉ cần đáp ứng những điều kiện như trên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể vay vốn.
Có thể bạn quan tâm
- Người lao động nào được trả lương ngừng việc do dịch Covid-19?
- Khó khăn vì Covid doanh nghiệp có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- Ngừng việc và tạm hoãn hợp đồng lao động khác nhau như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Điều kiện để doanh nghiệp vay vốn trả lương cho người lao động năm 2021. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Ngừng việc là tình trạng người lao động (NLĐ) phải tạm ngưng hoặc không được làm công việc được giao theo thỏa thuận trong hợp đồng do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
Theo cách hiểu thông thường thì giải ngân là việc chi một khoản tiền nào đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đã được ký kết giữa ngân hàng với người đi vay hoặc giữa một tổ chức cho vay với một cá nhân, tổ chức khác.
Giải ngân được sử dụng trong quá trình vay vốn ngân hàng. Theo đó, sau khi thực hiện các thủ tục vay, đã được ngân hàng chấp thuận, bước giải ngân là việc ngân hàng chi tiền cho từng đợt nhận nợ của khách hàng. Đối với 1 hợp đồng vay có thể xảy ra các trường hợp, giải ngân 1 lần hoặc giải ngân từng lần.
Cách 1: Đàm phán lại với người sử dụng lao động;
Cách 2: Khiếu nại;
Cách 3: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động;
Cách 4: Khởi kiện trực tiếp tới Tòa án