Chào Luật sư, hiện tôi có đang cùng góp vốn đầu tư một doanh nghiệp kinh doanh nhỏ với người quen, tôi có thắc mắc mong Luật sư giải đáp rằng ” một doanh nghiệp cần những điều kiện gì để có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật”. Mong Luật sư giải thích giúp tôi, cảm ơn Luật sư.
Chào bạn, Luật sư X cảm ơn bạn đã quan tâm. Trả lời thắc mắc của bạn về vấn đề điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mà bạn đọc đang quan tâm, chúng tôi xin mời bạn theo dõi bài viết “điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân“, mời bạn đọc theo dõi.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Dân sự 2015
Tư cách pháp nhân là gì?
Một tổ chức có tư cách pháp nhân phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định dành cho tổ chức này. Lịch sử hình thành, tồn tại của pháp nhân theo suốt chiều dài phát triển của xã hội loài người từ khi có chế độ tư hữu, có nhà nước và có pháp luật. Khi nền sản xuất xã hội phát triển, sự phân công lao động cũng theo đó mà hình thành. Chuyên môn hóa lao động đươc coi trọng, của cải vật chất trong xã hội được tạo ra đa dạng và phong phú hơn. Trao đổi các sản phẩm lao động xã hội tỷ lệ thuận với sự gia tăng của cải vật chất được tạo ra bởi các chủ thể thuộc các lĩnh vực và ngành nghề sản xuất khác nhau trong xã hội. Lao động của từng cá thể không thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, nhu cầu vật chất của thị trường đặc biệt khi tính chuyên môn hóa trong lao động sản xuất đòi hỏi ngày càng cao. Việc thành lập các tổ chức nhằm sản xuất, kinh doanh hay thực hiện một việc nào đó của tổ chức tôn giáo, của nhà thờ hay của tập thể người lao động là điều tất yếu. Theo đó, nhu cầu thành lập tổ chức như một đòi hỏi tất yếu của lịch sử, của xã hội loài người. Tổ chức này cần phải được nhân danh chính minh, tham gia vào các quan hệ xã hội với tư cách là chủ thể và tự chịu trách nhiệm trong các quan hệ mình tham gia.
Vào thời La Mã cổ đại (thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên – thế kỷ thứ VI-VII sau Công nguyên), pháp luật La Mã đã thừa nhận quyền cho một nhóm người có quyền đối với tài sản như đối với một khoản quỹ, tài sản của hội buôn, nhà thờ, nghiệp đoàn của người lao động… Các tổ chức này có tư cách chủ thể trong quan hệ tài sản tại La Mã, ngày nay gọi là pháp nhân. Vào thời kỳ Cộng hòa (từ khoảng năm 500 năm trước Công Nguyên đến năm 41/39 trước Công Nguyên), ở La Mã công nhận một huyện hay thuộc địa là một pháp nhân (municipa, civitates). Địa vị pháp lý của pháp nhân thời La Mã có quyền sở hữu tài sản, tham gia các quan hệ thương mại nhân danh tổ chức.
Các tổ chức tôn giáo vào thời La Mã như nhà thờ, bệnh viện cũng được công nhận là pháp nhân. Một dấu hiệu pháp lý rất đặc biệt là tài sản của tổ chức (nhà thờ, các quỹ, các hội buôn) theo quy định của pháp luật La Mã không thuộc về các thành viên nào của tổ chức đó, mà tài sản là của tổ chức. Tài sản thuộc về tổ chức vào thời La Mã được mở rộng là tài sản của một cộng đồng hay tài sản của quốc gia được gọi là “quốc khổ’’’, được hưởng các quyền ưu tiên so với tài sản của các tổ chức khác. Vào thời La Mã, các luật gia La Mã chưa có được khái niệm về pháp nhân, nhưng trên thực tế hoạt động thì các tổ chức như nhà thờ, tôn giáo, hội buôn, nghiệp đoàn, các quỹ có tư cách chủ thể trong quan hệ tài sản và nhân thân tại La Mã cổ đại. Tổ chức có tư cách chủ thể này chỉ là sự manh nha của pháp nhân. Danh từ pháp nhân ngày nay được dùng để gọi tổ chức có tư cách chủ thể là pháp nhân để phân biệt với thể nhân là cá nhân.Với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, pháp nhân cũng mang những đặc điểm sau:
- Thứ nhất, giống như cá nhân, pháp nhân là chủ thể có quyền sở hữu tài sản. Pháp nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Pháp nhân có quyền tự bảo vệ, bảo tồn và tích lũy tài sản, mở rộng sản xuất, kinh doanh, sử dụng công nghệ để tăng nguồn thu cho pháp nhân phù hợp luật định tương ứng với ngành nghề, lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, hoạt động nghiệp vụ, dịch vụ của mình;
- Thứ hai, pháp nhân tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình khi tham gia các quan hệ dân sự, thương mại, lao động để thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản phát sinh từ những quan hệ do pháp nhân xác lập, thực hiện và bảo đảm cho việc thực hiện các trách nhiệm tài sản khác mà pháp nhân là chủ thể phải thực hiện.
Điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân
Một tổ chức có tư cách pháp nhân, là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015:
- Được thành lập hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
- Có cơ quan điều hành và cơ quan khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
- Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật
Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Tư cách pháp nhân của các loại hình doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Công ty hợp doanh: Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
- Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
- Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Doanh nghiệp tư nhân:
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X vừa cung cấp đến bạn đọc những thông tin liên quan đến vấn đề “Điều kiện để doanh nghiệp có tư cách pháp nhân” mà bạn đọc quan tâm, bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về những thông tin pháp lý khác như tư vấn pháp lý về cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,… hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 0833.102.102 để nhận được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất từ các Luật sư và đội ngũ chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi.
Mời bạn đọc thêm
- Cơ quan nhà nước có tư cách pháp nhân không?
- Chi nhánh có tư cách pháp nhân không?
- Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?
Câu hỏi thường gặp
– Khi có tư cách pháp nhân thì doanh nghiệp được pháp luật thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập.
– Tư cách pháp nhân giúp phân định tài sản giữa doanh nghiệp và thành viên doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể bảo vệ tài sản khỏi những khoản nợ của cá nhân các thành viên. Một khi khối tài sản của doanh nghiệp được bảo vệ như vậy, doanh nghiệp mới có thể tự do sử dụng, có tài sản để đảm bảo cho những người cho vay của doanh nghiệp.
– Cũng nhờ việc phân tách tài sản của doanh nghiệp với tài sản của các thành viên, nó cho phép các chủ nợ của doanh nghiệp có quyền ưu tiên xiết nợ đối với tất cả các loại tài sản của doanh nghiệp. Tư cách pháp nhân góp phần phân biệt với nợ doanh nghiệp và nợ thành viên, giúp chủ nợ dễ dàng thực hiện quyền đòi nợ.
– Thành viên công ty sẽ được nhân danh công ty khi tiến hành các hoạt động nhân danh công ty, như: Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, thực hiện việc quản lý của công ty,…
Pháp nhân có một số quy định quan trọng như:
– Quốc tịch của pháp nhân :Pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam là pháp nhân Việt Nam.
– Tài sản của pháp nhân: Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
– Thành lập, đăng ký pháp nhân: Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Đăng ký pháp nhân bao gồm đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi và đăng ký khác theo quy định của pháp luật.Việc đăng ký pháp nhân phải được công bố công khai.
– Chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân: Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. Người đứng đầu chi nhánh công ty, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được uỷ quyền.Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện.
– Đại diện của pháp nhân: Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các luật chuyên ngành như: Luật doanh nghiệp…
– Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
– Trách nhiệm dân sự của pháp nhân: Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.
– Hợp nhất pháp nhân: Các pháp nhân có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới.
– Sáp nhập pháp nhân: Một pháp nhân có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập). Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.
– Tách pháp nhân: Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân. Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.
– Chuyển đổi hình thức của pháp nhân: Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.
Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.
– Giải thể pháp nhân
– Phá sản pháp nhân:Việc phá sản pháp nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
– Chấm dứt tồn tại pháp nhân.