Chào Luật sư. Sắp tới tôi muốn kinh doanh vàng. Nhưng hiện tại tôi chưa rõ điều kiện đăng ký kinh doanh vàng theo quy định mới. Vậy Luật sư cho tôi hỏi rằng, tôi cần những điều kiện gì? Hi vọng luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nghị định 24/2012/NĐ-CP
Thông tư 03/2017/TT-NHNN
Nội dung tư vấn
Hoạt động kinh doanh vàng
Hoạt động kinh doanh vàng bao gồm các hoạt động sau:
- Hoạt động sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ;
- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ;
- Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng;
- Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng;
- Các hoạt động kinh doanh vàng khác; bao gồm cả hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản và hoạt động phái sinh về vàng
Điều kiện đăng ký kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ
Theo quy định tại điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
Điều kiện đăng ký kinh doanh vàng miếng
Theo quy định tại điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, điều kiện để được xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng là:
Đối với doanh nghiệp:
- Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
- Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 02 năm trở lên.
- Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500.000.000 đồng/năm trở lên trong 02 năm liên tiếp gần nhất
- Có mạng lưới chi nhánh; địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 03 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Đối với Tổ chức tín dụng:
- Có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên.
- Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
- Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 05 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
Hồ sơ xin cấp phép
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 03/2017/TT-NHNN).
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và tài liệu chứng minh doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định của pháp luật.
- Văn bản hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm sản xuất; bản kê khai về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Danh sách thành viên.
Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân,..
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Thẻ căn cước công dân; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; chứng minh nhân dân; Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định Phòng đăng ký kinh doanh, nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.của Luật đầu tư.
Trình tự, thủ tục
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tiến hành thông qua các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi 01 bộ hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Bước 2: Xử lý hồ sơ
Phòng đăng ký kinh doanh, nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Thời hạn xử lý hồ sơ: Trong vòng 3 ngày làm việc. kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự; thủ tục và phải trả phí theo quy định. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận ĐKDN và thông tin về ngành; nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là 200.000 đồng/lần;
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn FDI
- Điều kiện kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản
- Thủ tục kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Điều kiện đăng ký kinh doanh vàng theo quy định mới. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên; đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế môn bài (nộp 1 lần/1 năm)
Thuế thu nhập doanh nghiệp (nộp hàng quý theo tờ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp đã đăng kí).
Theo quy định tại điểm b khoản 4 điều 16 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Ngân hàng nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.