Qua việc khảo sát ở trên thực tế cho thấy, hệ thống điện tại các hộ gia đình chưa đảm bảo được tính an toàn về cháy nổ, vì khi xây dựng người dân không tính đến việc lắp đặt hệ thống điện, sử dụng thêm nhiều thiết bị tiêu thụ điện mới. Hơn thế nữa, ý thức phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và kiến thức an toàn trong phòng cháy chữa cháy khi sử dụng điện của đa số mọi người vẫn còn lơ là, chủ quan. Để bảo đảm được an toàn phòng chống cháy nổ trong sử dụng điện tại các hộ gia đình, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy hay Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh đã đưa đưa ra những khuyến cáo và hướng dẫn một số biện pháp an toàn PCCC. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Điều kiện an toàn về PCCC đối với hộ gia đình” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Các hành vi bị nghiêm cấm trong PCCC tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 13 Luật phòng cháy chữa cháy năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong PCCC tại Việt Nam như sau:
“Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
3. Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
4. Báo cháy giả.
5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.
6. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
7. Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.
8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.”
Điều kiện an toàn về PCCC đối với hộ gia đình
Căn cứ Điều 6 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với hộ gia đình như sau:
“Điều 6. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư
1. Khu dân cư là nơi sinh sống của cá nhân, hộ gia đình được bố trí trên phạm vi thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và đơn vị dân cư tương đương (gọi chung là thôn). Một thôn được xác định là một khu dân cư thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
2. Khu dân cư phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.”
Yêu cầu nội quy PCCC đối với hộ gia đình
Nội dung này chị tham khảo quy định tại Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP về điều kiện PCCC đối với hộ gia đình như sau:
“Điều 7. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình
1. Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
2. Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
c) Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
4. Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.”
Xử phạt hành vi không có nội quy PCCC theo yêu cầu Nhà nước
Trường hợp không có nội quy PCCC theo yêu cầu thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 29. Vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và thực hiện nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có nội quy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhưng trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.”
Theo đó đối với hành vi không có nội quy PCCC có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Lưu ý: Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
“Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
Như vậy đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm là không có nội quy PCCC có thể bị phạt tiền từ 6 triệu đến 10 triệu đồng.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Vô tình gây ra cháy nổ tại khu dân cư có bị xử phạt không?
- Lực lượng pccc thực hiện công tác cnch đối với sự cố tai nạn nào?
- Quy định về PCCC đối với hộ kinh doanh cá thể mới năm 2023
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Điều kiện an toàn về PCCC đối với hộ gia đình”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ tư vấn xác nhận tình trạng hôn nhân … thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc, nhà cho thuê văn phòng có chiều cao từ 7 tầng trở lên.
Cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu, khí đốt hoá lỏng và hoá chất dễ cháy, nổ, với mọi quy mô.
Cơ sở sản xuất, gia công, cung ứng, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên. Kho khí đốt hoá lỏng có tổng trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.
Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.
Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh từ 1200m2 trở lên. hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trở lên. Hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.
Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100.000 KW trở lên. Nhà máy thuỷ điện có công suất từ 20.000 KW trở lên, trạm biến áp có điện áp từ 220 KV trở lên.
Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên và Cửa hàng kinh doanh xăng dầu có từ 01 cột bơm trở lên trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở phải có văn bản thông báo cam kết với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; đồng thời, gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, cụ thể như sau:
Bản sao “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy”, văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
Bản thống kê các phương tiện phòng cháy và chữa cháy; phương tiện, thiết bị cứu người đã trang bị cho cơ sở;
Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy và chữa cháy;
Phương án chữa cháy;
Bản sao các quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
Quy định về phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở;
Các quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
Tại điểm b khoản 1 Điều 44 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về trang bị, bảo quản và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Sử dụng phương tiện chữa cháy thông dụng không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật;
Cũng tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.
Như vậy, nếu hộ gia đình bạn trang bị bình chữa cháy không bảo đảm chất lượng theo quy định thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo pháp luật.