Hiện nay, trong quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động thì người lao động luôn đặt trong vị trí là bên yếu thế, dễ bị ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình lao động. Chính vì thế các nhà làm luật ban hành ra những chế định nhằm đảm bảo được tốt nhất quyền lợi của người lao động, đồng thời cân bằng giữa quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Bộ luật lao động đã chỉ ra các trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại điều 37 Bộ luật lao động năm 2019
Điều 37 bộ luật lao động
Điều 37 bộ luật lao động 2019
Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Xây dựng phương án sử dụng lao động cần lưu ý gì?
- Phân biệt trong tuyển dụng lao động bị xử lý thế nào?
- Điều kiện và thủ tục đăng ký nội quy lao động doanh nghiệp
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Điều 37 Bộ luật lao động năm 2019” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu sử dụng về các giấy tờ hành chính, tư vấn luật, dịch vụ xin cấp phép bay flycam ,….của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Sa thải là một trong những hình thức kỉ luật theo quy định của pháp luật. Sa thải là việc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do lỗi của người lao động gây ra.
Căn cứ Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật lao động 2019. Mức tiền lương tính trợ cấp mất việc làm căn cứ bình quân 6 tháng tiền lương liền kề. Mỗi năm thời gian làm việc tính tương ứng 1 tháng lương. Số năm tính trên thời gian thực tế làm việc trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định tại tại khoản 1 điều 123 luật lao động thì ” Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính; tài sản; tiết lộ bí mật công nghệ; bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.”