Xin chào Luật sư, tôi dự định cắt một mảnh đất, làm Sổ đỏ cho con trai mình đứng tên. Tuy nhiên, nghe bà con hàng xóm nói rằng để được cấp Sổ đỏ thì cần phải có một diện tích tối thiểu. nhất định. Vậy Luật sư cho tôi hỏi diện tích đất tối thiểu để được cấp Sổ đỏ là bao nhiêu? Thủ tục cấp Sổ đỏ được thực hiện như thế nào?
Rất mong nhận được sự giải đáp của Luật sư. Trân trọng cảm ơn.
Để được cấp Sổ đỏ phải có đủ điều kiện. Vậy, theo pháp luật hiện hành có quy định nào về diện tích tối thiểu để được cấp Sổ đỏ hay không? Nếu có thì diện tích tối thiểu là bao nhiêu? Bài viết dưới đây của Luật sư X chúng tôi về Diện tích đất tối thiểu để được cấp Sổ đỏ là bao nhiêu? sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Cơ sở pháp lý
Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
Nội dung tư vấn
Sổ đỏ, Sổ hồng là gì?
Sổ đỏ, Sổ hồng là cách gọi phổ biến của người dân. Theo pháp luật đất đai từ ngày 10/12/2009 đến nay khi đủ điều kiện; thì người dân được cấp Giấy chứng nhận theo mẫu chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận).
Diện tích đất tối thiểu để được cấp Sổ đỏ là bao nhiêu?
Cấp Sổ đỏ lần đầu không quy định diện tích tối thiểu
Căn cứ Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013 và Điều 18, 20, 22, 23, 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; điều kiện cấp Giấy chứng nhận lần đầu được chia thành 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Trường hợp 2: Đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất
Như vậy, điều kiện cấp Giấy chứng nhận (công nhận quyền sử dụng đất) không có điều kiện về diện tích tối thiểu. Mà chỉ cần đáp ứng điều kiện theo từng trường hợp cụ thể như trên là được cấp Giấy chứng nhận.
Điều đó đồng nghĩa với việc thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu vẫn được cấp Giấy chứng nhận nếu đủ điều kiện, cụ thể:
Khoản 1 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
“Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Như vậy, thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được cấp Giấy chứng nhận nếu đủ 02 điều kiện sau:
– Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa của UBND cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
– Thửa đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
Diện tích đất tối thiểu để cấp Sổ đỏ mới do tách thửa
Khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; quy định trình tự, thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất như sau:
“1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất”.
Theo đó, để được tách thì thửa đất phải đáp ứng 02 điều kiện:
- Diện tích tối thiểu được phép tách thửa;
- Chiều cạnh thửa đất.
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, diện tích tối thiểu là diện tích mà thửa đất mới hình thành; và thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được phép nhỏ hơn.
Theo khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Như vậy, diện tích tối thiểu được phép tách thửa do UBND cấp tỉnh quy định; nên diện tích tối thiểu giữa các tỉnh thành là khác nhau.
Lưu ý: Cách tách thửa khi thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu
Mỗi tỉnh thành quy định điều kiện tách thửa là khác nhau, nhưng có điểm chung là diện tích thửa đất mới hình thành và diện tích thửa đất còn lại sau khi tách thửa không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu.
Tuy nhiên, pháp luật còn quy định cách mà theo đó thửa đất dự định tách thửa không đáp ứng được điều kiện về diện tích tối thiểu vẫn được phép tách thửa nếu phần diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu xin hợp thửa với thửa đất khác, cụ thể:
Khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
“Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới”.
Như vậy, trường hợp tách thửa mà tạo thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng xin hợp thửa với thửa đất liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng; hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì được phép tách thửa.
Ví dụ: Ông A có thửa đất ở diện tích 50m2 tại quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Ông A muốn tách làm 02 thửa để tặng cho 02 người con. Mặc dù thửa đất đã đáp ứng kích thước về chiều cạnh; nhưng thiếu điều kiện về diện tích tối thiểu.
Căn cứ Điều 3 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND Thành phố Hà Nội; diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại khu vực nội thành là 30m2.
Như vậy, ông A muốn tách thành 02 thửa thì thiếu 10m2.
Phương án tách thửa (lý thuyết) như sau: Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ thửa đất liền kề tối thiểu là 10m2 để đủ 60m2.
Mặc dù phương án tách thửa như vậy nhưng thực tế không dễ thực hiện vì không phải lúc nào người sử dụng thửa đất liền kề cũng muốn chuyển nhượng (không muốn bán).
Như vậy, trên đây là quy định về diện tích tối thiểu cấp Sổ đỏ. Người dân cần lưu ý 02 vấn đề sau:
– Cấp Giấy chứng nhận lần đầu không cần quan tâm đến diện tích tối thiểu.
– Chỉ khi tách thửa (tạo thành thửa đất gốc và thửa đất mới); thì mới cần đáp ứng về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu.
Thủ tục xin cấp Sổ đỏ
Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính.
- Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng; hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
- Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu; và xác nhận vào bản sao.
- Nộp bản chính giấy tờ.
Thủ tục xin cấp Sổ đỏ
Nộp hồ sơ
Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND xã; hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện; hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện; bộ phận một cửa cấp huyện.
Tiếp nhận hồ sơ
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo; và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ đủ thì người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận, hẹn ngày trả kết quả.
Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo như: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có). Giữ hóa đơn, chứng từ để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Nhận kết quả
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp; hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho hộ gia đình; cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Diện tích đất tối thiểu để được cấp Sổ đỏ là bao nhiêu?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Để giải quyết thủ tục làm sổ đỏ ghi theo diện tích thực tế cần thời gian giải quyết:
– Không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
– Không quá 17 ngày đối với xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
-Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày làm việc.
Khoản 1 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận như sau:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
Như vậy, người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận cho cả lô đất; (trường hợp có nhiều thửa đất) với điều kiện lô đất đó gồm nhiều thửa đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn; mà người sử dụng đất đó có yêu cầu.