Từ ngày 01/7/2021, Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 bắt đầu có hiệu lực. Vậy, điểm mới của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 là gì? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020.
Nội dung tư vấn
Điểm mới về phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh người có công cách mạng 2020 mở rộng phạm vi điều chỉnh; cụ thể bổ sung: Công trình ghi công liệt sĩ; mộ liệt sĩ; nguồn lực thực hiện; quản lý nhà nước.
Điểm mới về đối tượng hưởng chế độ ưu đãi
Pháp lệnh năm 2020 cơ bản kế thừa đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi có công cách mạng; được quy định tại Pháp lệnh 2007; tuy nhiên làm rõ những đối tượng là thân nhân của người công cách mạng bao gồm: cha đẻ; mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.
Điểm mới về chế độ ưu đãi với người có công cách mạng và thân nhân của họ
Pháp lệnh năm 2020 quy định rõ hơn các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ; nhất là các chế độ ưu đãi khác bao gồm: cấp phương tiện trợ giúp; dụng cụ chỉnh hình…, ưu tiên tuyển sinh, tạo việc làm; hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất...
Điểm mới về nguyên tắc thực hiện chính sách ưu đãi người có công cách mạng và thân nhân người có công cách mạng
Pháp lệnh năm 2020 bổ sung thêm một số nguyên tắc trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công cách mạng; và thân nhân của người có công cách mạng như:
+ Chăm lo sức khỏe vật chất, đời sống tinh thần của người có công cách mạng; và thân nhân người có công cách mạng là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích các tổ chức; cá nhân quan tâm giúp đỡ và thực hiện chính sách; chế độ ưu đãi người có công cách mạng.
+ Bảo đảm mức sống của người có công cách mạng bằng; hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
Điểm mới về các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
Pháp lệnh năm 2020 kế thừa cơ bản các chế độ ưu đãi của Pháp lệnh năm 2007, tuy nhiên bổ sung thêm đối tượng thân nhân của người có công mạng được hưởng chế độ ưu đãi (Pháp lệnh 2007 chỉ quy định con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ. Pháp lệnh 2020; mở rộng thành thân nhân, gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi).
Pháp lệnh 2007, sửa đổi bổ sung 2012 chỉ quy định con người hoạt động trước 1945 được ưu tiên trong tuyển sinh; tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học. Pháp lệnh 2020 mở rộng đối tượng và chế độ được hưởng như: Bảo hiểm y tế đối với vợ hoặc chồng , con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc nếu từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng; khuyết tật đặc biệt nặng.
Điểm mới của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 về điều kiện công nhận liệt sĩ
Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng năm 2020 cơ bản kế thừa các trường hợp được công nhận liệt sĩ trong pháp lệnh 2007 sửa đổi, bổ sung 2012; tuy nhiên có bổ sung thêm trường hợp được công nhận liệt sĩ như:
- Do ốm đau; tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng; an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển; hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định.
- Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước; của Nhân dân hoặc ngăn chặn bắt giữ người có hành vi phạm tội; là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục; lan tỏa rộng rãi trong xã hội…
Điểm mới của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 về chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng năm 2020 đã bổ sung trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy vợ hoặc chồng khác mà con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc cha đẻ, mẹ đẻ liệt sĩ khi còn sống thì hưởng chế độ ưu đãi như sau: Trợ cấp tuất hàng tháng, bảo hiểm y tế.
Điểm mới về các trường hợp không xem xét công nhận người có công cách mạng
Đây là quy định mới trong Pháp lệnh năm 2020; theo đó không xem xét công nhận người có công với cách mạng trong các trường hợp sau đây; Tham gia các hoạt động chống phá chế độ; Đảng, Nhà nước; đào ngũ, phản bội, chiêu hồi…chết, bị thương binh do tự mình gây ra, vi phạm pháp luật…
Điểm mới của Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 về công trình ghi công liệt sĩ; mộ liệt sĩ
Đây là quy định mới trong Pháp lệnh năm 2020; theo đó công trình ghi công liệt sĩ gồm: Nghĩa trang liệt sĩ; đài tưởng niệm liệt sĩ, đền thờ liệt sĩ, nhà bia ghi tên liệt sĩ.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Người có công nuôi liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi và thời gian nuôi dưỡng từ 10 năm trở lên.
Pháp lệnh năm 2020 quy định rõ các nguồn lực thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công cách mạng, gồm: nguồn ngân sách nhà nước; các nguồn tài trợ, biếu, tặng cho , ủng hộ, đóng góp của tổ chức cá nhân trong nước, ngoài nước; các nguồn lực hợp pháp khác.
1. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ quy định tại các khoản 1, 2, 4, 6, 7, 8 và 9 Điều 16 của Pháp lệnh này.
2. Trợ cấp hàng tháng bằng 03 lần mức chuẩn.
3. Phụ cấp hàng tháng.
4. Trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình.
5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm.
6. Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ cải thiện nhà ở quy định tại điểm e khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.