Chào Luật sư, nhà tôi với nhà hàng xóm liền kề nhau. Từ thời ông bà đã phân chia rõ rành ranh giới đất. Nhưng mới đây khi hàng xóm xây nhà đã xảy ra tranh chấp về ranh giới với nhà tôi. Bởi vì nhà hàng xóm đã xây bờ tường sát vào nhà của chúng tôi. Họ nói đất nhà họ phải ra đến tận gần nhà tôi. Do nhà tôi lấn sang nên giờ họ đòi lại. Hai gia đình đã xảy ra cãi vã và không thể ngồi xuống nói chuyện được với nhau. Luật sư cho tôi hỏi bây giờ gia đình tôi phải làm sao?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về về ranh giới đất dưới đây nhé
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Ranh giới thửa đất là gì?
Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ
Ranh giới sử dụng đất đai được xác định bằng mốc giới cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất thực hiện khi giao đất, cho thuê đất trên thực địa; được ghi trong quyết định giao đất, cho thuê đất và được mô tả trong hồ sơ địa chính.
Và theo quy định điểm 2.3 khoản 2 Điều 8 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT; quy định về ranh giới thửa đất là đường gấp khúc tạo bởi các cạnh thửa nối liền; bao khép kín phần diện tích thuộc thửa đất đó.
Nguyên tắc xác định ranh giới đất đai
Theo Bộ luật dân sự 2015
Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luât dân sự 2015
– Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
+ Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.
– Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
+ Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính
Tại Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, việc xác định ranh giới thửa đất thông qua cơ quan có thẩm quyền được hướng dẫn, cụ thể như sau:
Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt,…và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ.
Ranh, giới thửa đất được xác định căn cứ theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp, các quyết định hành chính có liên quan.
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc báo cho Ủy ban cấp xã. Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp.
Như vậy Mọi chủ thể sở hữu các thửa đất liền kề phải thực hiện nghĩa vụ tôn trọng ranh giới; duy trì ranh giới chung, không được lấn, chiếm thay đổi các mốc giới ngăn cách; kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng.
Đồng thời, ranh giới giữa các thửa đất cũng được thể hiện trong bản đồ địa chính của địa phương. Do vậy, trong trường hợp có tranh chấp về ranh giới; các chủ sử dụng đất có thể tự thỏa thuận với nhau, trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể tiến hành hòa giải.
Xác định ranh giới thửa đất như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT việc xác định ranh giới thửa đất thực hiện như sau:
Bước 1: Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất, cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa.
Người dẫn đạc có thể là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố…
Bước 2: Đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ và lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất.
Bước 3: Yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
Thủ tục giải quyết tranh chấp về ranh giới đất
Thứ nhất là Hòa giải tại cơ sở
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được; thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải
Quy trình để thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã
- Nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp ranh giới đất đai kèm theo những tài liệu chứng minh
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm; tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Các trường hợp xảy ra khi thực hiện hòa giải tại UBND cấp có thẩm quyền
- Hòa giải thành: Lập biên bản hòa giải thành; trong trường hợp này các bên tranh chấp gửi đơn lên Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền yêu cầu công nhân kết quả hoàn giải thành ngoài Tòa án theo quy định tại khoản 7 Điều 27, Điều 416, Điều 417 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Hòa giải không thành: Lập biên bản hòa giải không thành; Trong trường hợp này một trong các bên tranh chấp nộp đơn khỏi kiện lên Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền nơi có đất tranh chấp theo quy định tại khoản 9 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới; người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân hoặc UBND
Khởi kiện lên TAND cấp Huyện nơi có đất tranh chấp ranh giới
Khi các bên tranh chấp hòa giải tại Cơ sở mà không thành; thì có quyền làm đơn khỏi kiện tại Tòa án; hoặc làm đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lên UBND cấp huyện; (Đối với trường hợp tranh chấp ranh giới mà không có các giấy tờ về đất)
Tòa án nhân dân sẽ giải quyết các Tranh chấp đất đai đến ranh giới; mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai; và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Đối với Tranh chấp đất đai đến ranh giới mà đương sự không có Giấy chứng nhận; hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này; thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; thì Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về ranh giới đất của Luật sư X
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp về ranh giới đất. Hãy sử dụng Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về ranh giới đất của Luật sư X. Luật sư X chuyên tư vấn, giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật một cách nhanh nhất và chính xác nhất
Khi sử dụng Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về tặng cho đất của Luật sư X. Luật sư X sẽ thực hiện:
- Tư vấn, hỗ trợ quý khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai
- Giải thích các quy định của pháp luật có liên đến việc luật sư giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai
- Nghiên cứu vụ việc và tư vấn cách giải quyết vụ việc tranh chấp ranh giới đất đai
- Soạn thảo các giấy tờ, đơn tờ liên quan
- Tham gia đại diện ngoài tố tụng
- Tham gia đại diện tố tụng liên quan đến việc giải quyết tranh chấp ranh giới đất đai
Ưu điểm dịch vụ của luật sư X
Đến dịch vụ của Luật sư X bạn sẽ được phục vụ những tiện ích như:
Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Giải quyết tranh chấp về ranh giới đất là quá trình phức tạp. Nếu không hiểu rõ sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Chính vì vậy mà khi sử dụng dịch vụ của Luật sư X; quý khách hàng sẽ được tư vấn tận tình, soạn thảo hợp đồng chuẩn; tránh được nhiều rủi ro pháp lý.
Đúng thời hạn: Với phương châm “Đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chũng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Với giá cả hợp lý, chúng tôi mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Dịch vụ tư vấn Lĩnh vực Đất đai – Nhà ở – Bất động sản khác
Mời bạn tham khảo Dịch vụ tư vấn Lĩnh vực Đất đai – Nhà ở – Bất động sản khác của Luật sư X:
– Tư vấn các giao dịch về đất đai, nhà ở, bất động sản khác như: Đặc cọc, mua bán; chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho mượn, đấu giá…;
– Tư vấn, thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, nhà ở, bất động sản khác như:
- Thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
- Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; và tài sản khác gắn liền đất lần đầu (GCN) đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức;
- Đăng ký biến động khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất; sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền đất như: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê; cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, thế chấp, góp vốn, chia tách, … của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức;
– Tư vấn, giải quyết tranh chấp về đất đai, nhà ở, bất động sản khác như:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, bất động sản khác;
- Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở, bất động sản khác;
- Tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà ở và bất động sản khác;
- Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về quyền sử dụng đất; nhà ở, bất động sản khác như: Chuyển nhượng, tặng cho, chuyển đổi, thừa kế, cho thuê, góp vốn…);
- Tranh chấp liên quan đến việc áp dụng, thu phí, lệ phí, thu tiền sử dụng đất.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về ranh giới đất. Nếu quý khách có nhu cầu pháp lý liên quan mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
- Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất
- Dịch vụ tư vấn thủ tục cho thuê đất
- Dịch vụ tư vấn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về tặng cho đất
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp về ranh giới đất bao gồm:
+ Đơn khởi kiện theo mẫu
+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có)
+ Sổ hộ khẩu
+ Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân
+ Phiếu cung cấp thông tin dữ liệu đất đai (nếu có)
+ Các giấy tờ tài liệu liên quan khác
Theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 thì tranh chấp ranh giới đất đai bắt buộc thực hiện hòa giải cơ sở. Mặt khác khoản 2 Điều 203 Luật đất đai đối với tranh chấp ranh giới đất đai mà không có giấy tờ thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định;
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Như vậy sau khi thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã không thành thì có quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp cố thẩm quyền nơi có đất tranh chấp.
Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.