Hiện nay có rất nhiều nơi đã có thêm dịch vụ đăng ký trích lục khai sinh để nhằm bảo vệ cho công dân. Khi bị mất giấy khai sinh bản gốc để thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến giấy khai sinh như: Làm thủ tục thừa kế; khởi kiện, giải quyết ly hôn; đăng ký kết hôn, xin cấp visa; cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc trích lục để giữ bản sao khi có nhu cầu sử dụng sau này.Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Dịch vụ trích lục giấy khai sinh” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Trích lục khai sinh khi nào?
Việc trích lục nhằm mục đích để làm căn cứ chứng minh, tài liệu giải quyết tranh chấp, ly hôn. Hoặc đơn giản là hoàn thiện hồ sơ xin cấp lại Giấy tờ hành chính. Dựa trên kinh nghiệm thực tế khi đại diện thực hiện thủ tục trích lục khai sinh.
- Kê khai di sản thừa kế;
- Giải quyết tranh chấp thừa kế;
- Khởi kiện, giải quyết vụ án ly hôn;
- Hoàn thiện hồ sơ giấy tờ xin visa;
- Trích lục nhằm phục vụ đăng ký kết hôn, đăng ký cấp chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu;
- Trích lục nhằm giữ bản sao khi có nhu cầu sử dụng
Các cơ quan có thẩm quyền cấp trích lục
- Cơ quan đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã);
- Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện);
- Cơ quan đại diện ngoại giao;
- Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
- Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao.
Như vậy; khi xin bản sao trích lục giấy khai sinh có thể đến một trong các cơ quan đăng ký hộ tịch đã nêu ở trên; tuy nhiên trên thực tế thường đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh để xin trích lục; do cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật đồng bộ trên hệ thống.
Công chứng giấy trích lục khai sinh
Trích lục khai sinh là việc được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền, người tiến hành thủ tục trích lục khai sinh sẽ được nhận bản sao trích lục có xác nhân của cơ quan trích lục về việc sao từ bản gốc hoặc trích lục khai sinh từ hệ thống dữ liệu đúng pháp luật. Do đó, trường hợp cần nhiều bản trích lục khai sinh, người được cấp có thể tiến hành thủ tục công chứng (chứng thực) thành nhiều bản tại văn phòng công chứng.
Mẫu bản sao giấy trích lục khai sinh
Hồ sơ xin trích lục khai sinh
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
“Điều 2. Quy định về xuất trình, nộp giấy tờ khi đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.”
Hồ sơ xin cấp trích lục giấy khai sinh cần chuẩn bị gồm:
- Mẫu đơn xin trích lục giấy khai sinh;
- Xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh;
- Trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục phải có văn bản ủy quyền.
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch, ghi nội dung bản sao trích lục giấy khai sinh, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục cho người yêu cầu.
Mức lệ phí khi xin giấy trích lục
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí quy định:
“Điều 4. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí quy định như sau:
Stt | Nội dung | Mức thu |
1 | Lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam | 3.000.000 đồng/trường hợp |
2 | Lệ phí xin trở lại quốc tịch Việt Nam | 2.500.000 đồng/trường hợp |
3 | Lệ phí xin thôi quốc tịch Việt Nam | 2.500.000 đồng/trường hợp |
4 | Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch | 8.000 đồng/bản sao trích lục/sự kiện hộ tịch đã đăng ký |
5 | Phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam | 100.000 đồng/trường hợp |
6 | Phí xác nhận là người gốc Việt Nam | 100.000 đồng/trường hợp |
Lệ phí khi khai thác; sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch như sau: Phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch là: 8.000 đồng/bản sao trích lục/sự kiện hộ tịch đã đăng ký.
Thời hạn của trích lục giấy khai sinh
Khác với cá giấy tờ khác liên quan như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, phiếu lý lịch tư pháp…..vv đều có 1 thời hạn nhất định khi sử dụng, Giấy khai sinh là loại giấy tờ nhiều năm không thay đổi cũng không có thời hạn sử dụng. Do đó, bản sao Giấy khai sinh đương nhiên không có thời hạn.
Thời gian để xin giấy trích lục khai sinh
Trong trường hợp thông thường theo quy định pháp luật; thời gian giải quyết là 3 ngày làm việc. Tuy nhiên với kho dữ liệu hiện nay tại kho dữ liệu quốc gia; thì đăng ký khai sinh càng lâu việc trích lục càng khó khăn vì giai đoạn trước kia lưu trữ hồ sơ dạng giấy và chưa thực sự số hóa.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Giấy khai sinh và trích lục khai sinh khác gì nhau?
- Thủ tục đổi tên trong giấy khai sinh cho bé năm 2022
- Đơn xin thay đổi tên trong giấy khai sinh mới nhất 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề giấy “Dịch vụ trích lục giấy khai sinh”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục giải thể công ty cổ phần; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, đổi tên giấy khai sinh,dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
“Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc; bản sao được chứng thực từ bản chính; chữ ký được chứng thực và hợp đồng; giao dịch được chứng thực.
1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Và căn cứ khoản 7 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
“7. “Sổ gốc” là sổ do cơ quan; tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật; trong đó có nội dung đầy đủ; chính xác như bản chính mà cơ quan; tổ chức đó đã cấp.”
Như vậy; sổ hộ tịch được xác định là một loại sổ gốc; và bản sao được cấp từ sổ hộ tịch thực chất là bản sao trích lục hộ tịch.
Do đó; trước đây bạn được cấp bản sao giấy khai sinh từ sổ hộ tịch thực chất là bản sao trích lục giấy khai sinh.
Hơn thế nữa; theo quy định hiện hành tại Điều 63 Luật hộ tịch 2014
“Điều 63. Cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký
Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký”.
Như vậy; hiện nay thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cấp bản sao giấy khai sinh mà chỉ cấp trích lục giấy khai sinh theo quy định.
Cá nhân không bắt buộc phải về nơi đã đăng ký làm trích lục theo quy định tại Điều 63 Luật Hộ tịch năm 2014. Người đăng ký làm thủ tịch trích lục khai sinh không phụ thuộc vào nơi cư trú. Vậy bản sao giấy khai sinh làm ở đâu?
Theo quy định Luật Hộ tịch hiện hành, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cấp trích lục giấy khai sinh bao gồm:
Các cơ quan đăng ký hộ tịch gồm: Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hay Cơ quan đại diện.
Bộ Tư pháp;
Bộ Ngoại giao;
Các cơ quan được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật khác như: Cơ quan đại diện lãnh sự, Cơ quan đại diện ngoại giao,…