Tây Ninh không chỉ là một đầu mối giao thương; trung chuyển hàng hoá, dịch vụ; du lịch; thương mại giữa các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông, mà còn là một vị trí chiến lược về quốc phòng an ninh. Muốn sinh sống, làm việc thì thực hiện thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự tại tỉnh Tây Ninh thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin trợ giúp bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
- Thông tư số 01/2012/NĐ-CP ngày 20/3/2012 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP.
- Thông tư số 36/2004/TT-BTC ngày 26/4/2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự.
- Thông tư số 98/2011/TT-BTC ngày 5/7/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2004/TT-BTC ngày 26/4/2004 của Bộ Tài Chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự.
Nội dung tư vấn
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP; thì hợp pháp hoá lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài; để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Ví dụ như một người Hàn Quốc kết hôn với một người Việt Nam tại Hàn Quốc giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của họ được cơ quan có thẩm quyền tại Hàn Quốc cấp; sau đó cả hai về Việt Nam sinh sống. Như vậy, hai người phải đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận giấy kết hôn đã được cấp tại Hàn Quốc; đây gọi là hợp pháp hoá lãnh sự giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, việc hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên các loại giấy tờ, tài liệu; không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.
Hồ sơ dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự tại Tây Ninh
- Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK
2. Bản chính giấy tờ tùy thân
- Chứng minh nhân dân, hộ chiếu; hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
- Hoặc 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện.
3. Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa LS
- Lưu ý giấy tờ này phải đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận
4. Bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa LS
5. Bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa LS sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng này).
6. Người nộp hồ sơ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch
7. Bản chụp bản dịch giấy tờ, tài liệu
8. Phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ người nhận. (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện)
Thủ tục thực hiện dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự tại Tây Ninh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Ở bước này, người thực hiện cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Cần lưu ý một số vấn đề khi chuẩn bị hồ sơ như sau:
Các giấy tờ, tài liệu được miễn:
- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận, hợp pháp hóa theo điều ước quốc tế; hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp; hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận; hợp pháp hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam; hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ sau khi chuẩn bị đủ sẽ được nộp tại cơ quan phù hợp nơi thuận tiện nhất. Cụ thể:
- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao). Địa chỉ: số 184 bis đường Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM.
- Trụ sở của các cơ quan Ngoại vụ địa phương
Bước 3: Chờ giải quyết hồ sơ
Thời gian giải quyết hồ sơ là 01 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.
Bước 4: Nhận kết quả
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao. Ngay sau khi nhận được trả lời, Bộ Ngoại giao giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị chứng nhận lãnh sự.
Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan theo giấy biên nhận hồ sơ; hoặc hồ sơ được gửi trả qua đường bưu điện cho đương sự.
Dịch vụ hợp pháp hoá lãnh sự tại Tây Ninh
Luật sư X là công ty chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục, hành chính, giấy tờ nhân thân chuyên nghiệp. Trong quá trình trích lục hồ sơ gốc để phục vụ định cư, cư trú, kết hôn, khai sinh tại nước ngoài của người Việt, chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ hợp pháp hoá giấy tờ với số lượng hàng nghìn trường hợp. Để thuận tiện hơn cho công việc quý khách hàng, Luật sư X sẽ thực hiện:
- Tư vấn pháp luật liên quan đến quy định mới trong hợp pháp hoá lãnh sự;
- Đại diện soạn thảo, chỉnh lý văn bản giấy tờ;
- Cam kết tính hợp lệ, hợp pháp và có giá trị sử dụng trong mọi trường hợp;
- Nhận uỷ quyền nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao tới quý khách;
Hãy liên hệ để sử dụng dịch vụ hợp pháp hoá do Luật sư X cung cấp.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự;
01 bản dịch sang tiếng Đức của giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy ủy quyền trong trường hợp nhờ người khác nộp thay
a) Hợp pháp hoá, chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu phục vụ trực tiếp cho các hoạt động
của các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
b) Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết, tham gia
hoặc thoả thuận có quy định khác thì được thực hiện theo quy định đó.
c) Miễn thu lệ phí hợp pháp hoá, chứng nhận lãnh sự đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài
trên cơ sở quan hệ ngoại giao “có đi có lại” và các trường hợp đối ngoại khác theo quyết
định cụ thể của Bộ Ngoại giao.
Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự phải trả cước phí bưu điện hai chiều.