Trong những năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, Nhà nước Việt Nam đang chú trong hơn về việc cải cách nên hành chính nước nhà. Chú tọng đổi mới, nâng cao chấy lượng dịch công hành chính, một khâu quan trọng trong nền hành chính nhằm hiện đại hóa dịch vụ công Việt Nam. Vậy những nội dung cơ bản về dịch vụ công hành chính Việt Nam có những điểm gì? Nội dung cơ bản của dịch vụ công là gì mà giúp Bộ Tư pháp được xếp thứ 4 chỉ số SIPAS (Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính) vào năm 2017 theo công bố của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính.
Bài viết sau đây, Luật sư X sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến “Dịch vụ hành chính công tại Việt Nam”. Hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Dịch vụ hành chính công là gì?
Dịch vụ hành chính công là dịch vụ công vụ gắn liền với chức năng quản lí nhà nước với mục đích đáp ứng yêu cầu của người dân. Theo đó, dịch vụ hành chính công là loại dịch vụ công được ủy quyền bởi cơ quan hành chính nhà nước hay tổ chức để phục vụ quyền và nghĩa vụ căn bản của các tổ chức và công dân.
Hành chính công là một hoạt động có tính quyền lực nhà nước, do những chủ thể được sử dụng quyền lực Nhà nước tiến hành để quản lý công việc của Nhà nước nhằm mục đích phục vụ lợi ích chung và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
Đặc điểm của dịch vụ hành chính công
Mô hình hành chính công truyền thống có các đặc điểm sau:
Tiến hành dưới sự kiểm tra chính thức bởi lãnh đạo chính trị.
Căn cứ trên hệ thống thứ bậc chặt chẽ.
Biên chế bao gồm những cá nhân làm việc chuyên trách tận tụy, phục vụ cho lợi ích chung, không tham gia vào chính trị
Phần lớn sử dụng phương pháp mệnh lệnh trực tiếp.
Mô hình hành chính công hiện đại quan tâm ưu tiên đến hiệu quả, với các đặc tính dưới đây:
Định hướng thị trường được rõ hơn cho dịch vụ công, quan tâm nhiều hơn đến ranh giới giữa khu vực công, tư cũng như cải thiện mối quan hệ giữa chúng. Hoạt động quản lý và điều hành được linh hoạt hơn.
Tính chính trị được nâng cao (đối lập với tính trung lập của mô hình hành chính công truyền thống).
Hoạt động quản lý và điều hành công khai hơn. Hoạt động công vụ mang tính chuyên nghiệp cao hơn.
Đặc trưng dịch vụ hành chính công tại Việt Nam
Việc cung ứng dịch vụ hành chính công luôn luôn gắn liền với thẩm quyền có tính quyền lực pháp lý.
Dịch vụ hành chính công nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động quản lý của Nhà nước.
Là những hoạt động không vụ lợi. Nhà nước trang trải chi phí để thực hiện các hoạt động này bằng ngân sách nguồn thu từ thuế.
Mọi công dân có quyền bình đẳng trong hoạt động tiếp nhận và dùng các dịch vụ hành chính công với tư cách là đối tượng phục vụ của chính quyền.
Các loại hình cơ bản
Dịch vụ hành chính công Việt Nam có những đặc trưng riêng gắn với từng loại hình riêng biệt, cụ thể là:
Một là, hoạt động cấp các loại giấy phép. Giấy phép là một loại giấy tờ do các cơ quan hành chính nhà nước cấp cho các tổ chức và công dân để thừa nhận về mặt pháp lý quyền của các chủ thể này được tiến hành một hoạt động nào đó phù hợp với các quy định của pháp luật trong lĩnh vực được cấp phép.
Hai là, cấp các loại giấy xác nhận, chứng thực, bao gồm: công chứng, cấp chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, khai tử, giấy đăng ký kết hôn, giấy phép lái xe, đăng ký ô tô, xe máy, tàu thuyền…
Ba là, cấp giấy đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề… Giấy đăng ký kinh doanh được cấp cho chủ thể kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh. Giấy phép hành nghề nhằm chứng minh chủ thể có đủ khả năng và điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật đối với một nghề nhất định nào đó, thí dụ: giấy phép hành nghề luật sư, hành nghề khám chữa bệnh…
Bốn là, hoạt động thu các khoản đóng góp vào ngân sách và các quỹ của Nhà nước. Các hoạt động này gắn với nghĩa vụ mà Nhà nước yêu cầu các chủ thể trong xã hội phải thực hiện.
Năm là, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và xử lý các vi phạm hành chính. Hoạt động này nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của công dân trong mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân.
Các quy định về điều kiện, yêu cầu với cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính
Dịch vụ công trong lĩnh vực hành chính là những hoạt động có yêu cầu cao về chuyên môn, nghiệp vụ nên pháp luật quy định chặt chẽ các điều kiện, yêu cầu với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ. Yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ: Các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ được đặt ra với mọi cá nhân trực tiếp thực hiện dịch vụ. Đây là các điều kiện cần thiết để những người trực tiếp thực hiện các dịch vụ có thể thực hiện được dịch vụ, thực hiện dịch vụ có chất lượng, hiệu quả. Mỗi dịch vụ cụ thể, pháp luật có quy định riêng về chuyển môn, nghiệp vụ phù hợp với nội dung, tính chất của dịch vụ đó
Các cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, viên chức trong các tổ chức dịch vụ công của nhà nước yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ dược xem thực việc tuyển dụng, bổ nhiệm. Tùy vào công việc cụ thể, người được tuyển dụng, bổ nhiệm phải đáp ứng yêu cầu về trình độ, chuyên môn được đảo tạo, các kỹ năng, nghiệp vụ có liên quan, ví dụ người được công nhận là trợ giúp viên pháp lý phải có bằng cử nhân luật, có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý; các cán bộ tư pháp hộ tịch ở cấp xã có bằng tốt nghiệp trung cấp luật trở lên, được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch theo Điều 83 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch. Với các cá nhân thực hiện dịch vụ trong các tổ chức dịch vụ công của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc bổ nhiệm khi thỏa mãn các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ pháp luật đã quy định trước. Ví dụ, người được bổ nhiệm thừa phát lại phải có bằng cử nhân luật, có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề thừa phát lại theo Điều 10 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP.
Ngoài ra pháp luật cũng quy định các cơ quan hành chính, các tổ chức dịch vụ công phải có đủ nhân lực đạt yêu cầu để thực hiện dịch vụ, ví dụ theo quy định của Luật Công chứng cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ quyết định thành lập phòng công chung, văn phòng công chứng khi có công chứng viên làm việc. Điều kiện về tài chính: Điều kiện về tài chính là điều kiện quan trọng mà các tổ chức dịch vụ công phải đáp ứng để đảm bảo cho việc thực hiện dịch vụ và chịu trách nhiệm về các hoạt động dịch vụ của mình. Đối với các cơ quan hành chính, việc cung cấp dịch vụ công là một nhiệm vụ của cơ quan nên kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước. Với các tổ chức dịch vụ thuộc cơ quan hành chính kinh phi hoạt động cũng được đảm bảo từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật quy định tổ chức có thể thực hiện các hoạt động thu lợi nhuận. Các cá nhân, tổ chức muốn thành lập các tổ chức dịch vụ công phải đáp ứng yêu cầu về tài chính thì mới được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Điều kiện cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật là trụ sở, các trang thiết bị làm việc để thực hiện dịch vụ hoặc thực hiện việc lưu trữ, bảo quản hồ sơ… Ví dụ, theo quy định tại điều 25, 27 Luật công chứng trong Đề ăn thành lập phòng công chứng và văn phòng công chứng phải có giải trình về địa điểm đặt trụ sở và các điều kiện vật chất khác cho hoạt động của Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Quy định pháp luật về các nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công trong quản lý trợ giúp pháp lý
Thể chế các quan điểm, chủ trương của Đảng, trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý cũng đã có những quy định nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động hành chính công, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đa dạng hóa chủ thể tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý. Các nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công trong quản lý trợ giúp pháp lý đã được quy định trong các văn bản pháp luật sau: Luật Trợ giúp pháp lý, Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/217 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý (Nghị định số 144), Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý (Thông tư số 08), Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý (Thông tư số 12).
a) Nhóm nhiệm vụ để thực hiện các thủ tục hành chính thực hiện trợ giúp pháp lý
- Nhiệm vụ này tương ứng với các thủ tục hành chính về thụ lý yêu cầu trợ giúp pháp lý, không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý và thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý yêu cầu, do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện. Nhiệm vụ này được quy định tại Điều 29 và Điều 30 Luật Trợ giúp pháp lý; Điều 33 Thông tư số 08 và Điều 5, Điều 6, Điều 9 Thông tư số 12.
- Nhiệm vụ thụ lý yêu cầu trợ giúp pháp lý: Đây là nhiệm vụ do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện. Theo đó, khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh/thành phố hoặc tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, người tiếp nhận phải xem xét và trả lời ngay cho người yêu cầu về việc hồ sơ đủ điều kiện thụ lý hoặc phải bổ sung thêm giấy tờ, tài liệu có liên quan. Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý đủ điều kiện thụ lý thì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thụ lý, trường hợp từ chối thụ lý thì thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu. Trường hợp người yêu cầu chưa thể cung cấp đầy đủ hồ sơ nhưng cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay thì người tiếp nhận yêu cầu báo cáo người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thụ lý ngay, đồng thời hướng dẫn người yêu cầu trợ giúp pháp lý bổ sung các giấy tờ, tài liệu cần thiết. Hoạt động này không phải nộp lệ phí.
- Nhiệm vụ không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện. Nhiệm vụ, dịch vụ này được quy định tại khoản 6 Điều 8 và Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý và Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 12. Theo đó, khi người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý và gửi đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Khi đó vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm thông báo bằng văn bản ngay cho người được trợ giúp pháp lý. Hoạt động này không phải nộp lệ phí.
- Nhiệm vụ thay thế người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người được trợ giúp pháp lý có yêu cầu. Nhiệm vụ, dịch vụ này do tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện và được quy định tại khoản 5 Điều 8 và khoản 1, khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý và Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 12. Theo đó, khi người được trợ giúp pháp lý có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 thì họ làm đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải trả lời cho họ trong thời gian 03 ngày làm việc. Nếu người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 thì phải cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý thay. Hoạt động này không phải nộp lệ phí.
Như vậy, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ ràng giấy tờ, tài liệu nộp yêu cầu trợ giúp pháp lý, cụ thể quyền đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý và rút yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý. Đồng thời đã quy định rõ điều kiện thụ lý, nhằm nêu bật lên bản chất của trợ giúp pháp lý là vụ việc cụ thể liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 7 và phù hợp với các quy định của Luật Trợ giúp pháp lý. Một trong những điểm mới của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 nữa là đã quy định trường hợp thụ lý ngay khi người yêu cầu chưa thể cung cấp hồ sơ theo quy định trong một số trường hợp cần thực hiện trợ giúp pháp lý ngay. Các quy định này đã thể hiện rõ nét quan điểm lấy người được trợ giúp pháp lý làm trung tâm, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi tối đa để người dân biết và thực hiện quyền của mình.
b) Nhóm nhiệm vụ để thực hiện các thủ tục hành chính về hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý
- Nhiệm vụ này tương ứng với thủ tục hành chính lựa chọn, ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật và luật sư do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện và Sở Tư pháp thực hiện.
- Nhiệm vụ lựa chọn, ký hợp đồng với Luật sư do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện: Nhiệm vụ này được quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý, từ Điều 3 – Điều 8 Thông tư số 08. Theo đó, căn cứ vào nguồn lực trợ giúp pháp lý tại địa phương, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý của Trung tâm để dự kiến số lượng luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý và thông báo lựa chọn luật sư. Giám đốc Trung tâm quyết định thành lập Tổ đánh giá hồ sơ lựa chọn luật sư để lựa chọn hồ sơ luật sư. Trên cơ sở đó, Trung tâm có trách nhiệm thông báo kết quả lựa chọn đến các luật sư đã nộp hồ sơ và luật sư được lựa chọn có trách nhiệm ký hợp đồng với Trung tâm trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo. Hoạt động này không phải nộp lệ phí.
- Nhiệm vụ lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật do Sở Tư pháp thực hiện: Nhiệm vụ, dịch vụ này được quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Trợ giúp pháp lý, từ Điều 9 – Điều 13 Thông tư số 08. Cách thức thực hiện việc lựa chọn, ký hợp đồng với tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật do Sở Tư pháp thực hiện tương tự với việc lựa chọn, ký hợp đồng với luật sư do Trung tâm trợ giúp pháp lý thực hiện. Hoạt động này không phải nộp lệ phí.
So với Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, nhiệm vụ lựa chọn, ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý là một điểm mới của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017. Thông qua nhiệm vụ này, Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý có thể ký hợp đồng với các tổ chức có điều kiện tốt nhất để cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý, đồng thời khuyến khích hơn nữa sự tham gia trợ giúp pháp lý có chất lượng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Có thể nói, với những quy định chặt chẽ này, Nhà nước đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng cho người nghèo, đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế khác trong xã hội.
c) Nhóm nhiệm vụ để thực hiện các dịch vụ hành chính công về đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý
Các dịch vụ này tương ứng với các thủ tục hành chính cấp, thay đổi, cấp lại, chấm dứt giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý do Sở Tư pháp thực hiện và được quy định tại Điều 15 và khoản 2, 3 Điều 16 Luật Trợ giúp pháp lý, từ Điều 19 – Điều 22 Thông tư số 08. Theo đó, khi tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật có đủ điều kiện đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý thì nộp hồ sơ, Sở Tư pháp sẽ kiểm tra hồ sơ và cấp giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý nếu đủ điều kiện, thực hiện công bố danh sách tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Trường hợp thay đổi nội dung đăng ký thì tổ chức đăng ký nộp đơn đề nghị thay đổi và giấy đăng ký đến Sở Tư pháp để bổ sung nội dung thay đổi vào giấy đăng ký nếu hồ sơ hợp lệ. Tương tự, trường hợp bị mất, hư hỏng sẽ được cấp lại giấy đăng ký; trường hợp tổ chức đăng ký tham gia thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 thì sẽ bị chấm dứt tư cách tham gia trợ giúp pháp lý. Các hoạt động này không phải nộp lệ phí.
Các dịch vụ này được Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định cụ thể. Việc quy định các điều kiện tối thiểu khi tham gia nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ do các tổ chức đăng ký tham gia cung cấp cho người được trợ giúp pháp lý.
d) Nhóm nhiệm vụ để thực hiện các dịch vụ hành chính công về thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý
Các dịch vụ này tương ứng với các thủ tục hành chính cấp thẻ, cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý do Sở Tư pháp thực hiện và được quy định tại Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý và từ Điều 16 – Điều 19 Nghị định số 144. Theo đó, người có đủ tiêu chuẩn, có nguyện vọng và nhất trí với các nội dung cơ bản của hợp đồng thì gửi hồ sơ đến Trung tâm trợ giúp pháp lý. Căn cứ vào lựa chọn của Giám đốc Trung tâm, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý và 30 ngày kể từ ngày được cấp thẻ, cộng tác viên có trách nhiệm đến Trung tâm để ký hợp đồng. Trường hợp thẻ cộng tác viên bị mất hoặc bị hư hỏng thì cộng tác viên làm đơn đề nghị, Giám đốc Trung tâm kiểm tra và đề nghị Giám đốc Sở Tư pháp quyết định cấp lại thẻ cộng tác viên. Các hoạt động này không phải nộp lệ phí.
Với những điều kiện, thủ tục do Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành đã chọn lọc những người có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm thực tiễn và bảo đảm về mặt thời gian tham gia trợ giúp pháp lý để làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý cung cấp dịch vụ có chất lượng cho người được trợ giúp pháp lý, góp phần nâng cao vị trí, vai trò của công tác trợ giúp pháp lý trong xã hội.
đ) Nhóm nhiệm vụ để thực hiện các thủ tục hành chính về giải quyết khiếu nại về trợ giúp pháp lý
Nhóm này tương ứng với thủ tục hành chính giải quyết khiếu nại về trợ giúp pháp lý do người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện.
Nhóm nhiệm vụ này được quy định tại Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý. Theo đó, người được trợ giúp pháp lý có quyền gửi đơn khiếu nại đến người đứng đầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý. Người đứng đầu tổ chức thực hiện có trách nhiệm giải quyết, trường hợp người được trợ giúp pháp lý không đồng ý với quyết định giải quyết hoặc quá thời hạn mà không được giải quyết thì khiếu nại lên Giám đốc Sở Tư pháp giải quyết. Quyết định của Giám đốc Sở Tư pháp có hiệu lực thi hành. Trường hợp người được trợ giúp pháp lý không đồng ý với quyết định này hoặc quá thời hạn mà không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án. Hoạt động khiếu nại không phải nộp lệ phí. Khiếu nại trong hoạt động trợ giúp pháp lý là khiếu nại 04 hành vi trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, khác với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính. Do đó, việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý mà không áp dụng, trình tự thủ tục chung về khiếu nại.
Dịch vụ công trực tuyến
Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng.
Hiện nay, theo Thông tư 32/2017/TT-BTTTT, dịch vụ công trực tuyến được chia thành 04 cấp độ, trong đó:
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về:
- Trình tự thực hiện;
- Cách thức thực hiện;
- Thành phần, số lượng hồ sơ;
- Thời hạn giải quyết;
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính;
- Phí và lệ phí thực hiện dịch vụ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cung cấp thêm:
- Biểu mẫu điện tử cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.;
- Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ được thực hiện trên môi trường mạng;
- Việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) và nhận kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan cung cấp dịch vụ hoặc qua dịch vụ bưu chính.
Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và bổ sung thêm:
Cho phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến. Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến người sử dụng.
Như vậy, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 hoàn chỉnh nhất. Nếu sử dụng dịch vụ công này, người dân không cần đến cơ quan chức năng mà chỉ cần ngồi nhà là thực hiện được.
Lợi ích khi sử dụng cổng dịch vụ công trực tuyến
Khi xã hội ngày càng phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý công việc, quản lý các thủ tục hành chính đang là xu thế tất yếu. Với Cổng dịch vụ công quốc gia đã và đang tạo ra một phương thức giao dịch điện tử hiện đại, minh bạch và rất nhiều lợi ích cho cơ quan Nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Lợi ích đối với người dân
Nguời dân được tiếp cận và sử dụng cổng dịch vụ công quốc gia để giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của công dân dễ dàng và thuận tiện trên không gian mạng. Theo đó người dân có thể làm thủ tục ở bất kỳ đâu mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan chức năng.
Tuy nhiên để sử dụng cổng dịch vụ người dân cần có tài khoản đăng nhập được cấp bởi Cổng DVC quốc gia.
Những lợi ích đối với cá nhân khi sử dụng Cổng DVC quốc gia bao gồm:
- Thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện 24/24 giờ trong ngày.
- Tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian giao dịch, đơn giản thủ tục giấy tờ;
- Tránh/ hạn chế tình trạng nhũng nhiễu, quan liêu từ một bộ phận cán bộ quan liêu, hách dịch.
- Theo dõi được tình trạng hồ sơ trên website trực tuyến; qua tin nhắn điện thoại; địa chỉ email.
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch hồ sơ, thủ tục.
- Đăng nhập tài khoản dịch vụ công trực tuyến
- Cá nhân/ doanh nghiệp cần đăng nhập tài khoản để sử dụng chức năng DVC online
Lợi ích đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia cần có tài khoản đăng nhập do Cổng DVC quốc gia cấp cho đối tượng doanh nghiệp. Để đăng ký tài khoản, đơn vị/ công ty có thể tham khảo tại bài viết Hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tài khoản bằng USB ký số trên cổng dịch vụ công Quốc Gia.
Những lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ bao gồm:
- Thực hiện quản lý hồ sơ, các vấn đề có liên quan đến người lao động dễ dàng, thuận tiên hơn.
- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian đi lại, xử lý hồ sơ trong quá trình làm việc với cơ quan chức năng.
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính.
- Tránh hoặc hạn chế tình trạng quan liêu, nhận hối lộ từ một bộ phân cán bộ thoái hóa, biến chất.
- Có thể thực hiện được các giao dịch điện tử ở mọi lúc mọi nơi, dễ dàng và thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Dịch vụ công chứng tại nhà Gia Lai nhanh chóng, uy tín năm 2023
- Dịch vụ nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài trọn gói
- Dịch vụ cầm đồ có phải đóng thuế không theo quy định 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Dịch vụ hành chính công tại Việt Nam” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đổi tên bố trong giấy khai sinh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế quản lý và tổ chức cung ứng phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại hình dịch vụ công, trong đó tính đến đặc thù đối với những dịch vụ là trách nhiệm của Nhà nước.
Trong bối cảnh đang xây dựng Chính phủ điện tử cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động trợ giúp pháp lý nói chung và trong quản lý trợ giúp pháp lý nói riêng, nhất là trong việc giám sát, đánh giá chất lượng và hiệu quả trợ giúp pháp lý.
Tiếp tục nâng cao năng lực (kiến thức, kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp) thực hiện trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý thông qua các hình thức khác nhau như các lớp tập huấn,…
Tiếp tục nghiên cứu và đổi mới phát huy tốt mọi nguồn lực của xã hội cho hoạt động trợ giúp pháp lý:
Có cơ chế ưu tiên, ưu đãi về cơ sở vật chất, kinh phí cho các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật tham gia trợ giúp pháp lý, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Cần lưu ý trợ giúp pháp lý là một dịch vụ pháp lý không có thu, hoàn toàn miễn phí đối với người thụ hưởng thì để tăng cường xã hội hóa hoạt động này thì càng cần thiết phải có cơ chế ưu tiên, ưu đãi để huy động nhiều hơn nữa các tổ chức, cá nhân tham gia.
Cụ thể các quy định về vinh danh, khen thưởng cho các tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật, luật sư có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động trợ giúp pháp lý (trong thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý, trong hỗ trợ kinh phí, truyền thông… cho hoạt động trợ giúp pháp lý).
Hỗ trợ tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp pháp lý nâng cao kiến thức kỹ năng nghề nghiệp; tiếp tục nghiên cứu các quy định để đơn giản hóa các thủ tục tham gia, tăng thù lao vụ việc trợ giúp pháp lý để thu hút được ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý.
Tăng cường, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông về xã hội hóa trợ giúp pháp lý để nhiều tổ chức, cá nhân biết đến ý nghĩa nhân văn của hoạt động trợ giúp pháp lý.
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý với các cơ quan chủ quản của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, tổ chức chủ quản của tổ chức tư vấn pháp luật để quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý của các luật sư, tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
Có các biện pháp để tranh thủ hỗ trợ về kỹ thuật, kinh phí của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho việc nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt trong việc tăng cường năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người dân…./.
các yếu tố có thể ảnh hướng đến chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công bao gồm:
Yếu tố về môi trường chính trị, pháp lý, đó chính là sự ổn định chính trị, là các chính sách, quy định pháp luật.
Yếu tố về khả năng cung ứng dịch vụ của chủ thể cung ứng bao gồm các yếu tố thẩm quyền pháp lý, tổ chức bộ máy cung ứng dịch vụ hành chính công và chất lượng nguồn nhân lực.
Yếu tố về yêu cầu của khách hàng: Khách hàng ngày càng đa dạng và có xu hướng gia tăng, khó đoán về nhu cầu cũng như yêu cầu.
Yếu tố về điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật để cung cấp dịch vụ hành chính công.
Yếu tố về quy trình cung ứng dịch vụ hành chính công.