Luật Trợ giúp pháp lý 2017

⌘K
  1. Home
  2. Docs
  3. Luật Trợ giúp pháp lý 2017

Luật Trợ giúp pháp lý 2017

Luật Trợ giúp pháp lý 2017 được Quốc hội ban hành ngày 20/06/2017, có hiệu lực ngày 01/01/2018.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:11/2017/QH14Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:20/06/2017Ngày hiệu lực:01/01/2018
Ngày công báo:27/07/2017Số công báo:Từ số 521 đến số 522
Tình trạng:Còn hiệu lực

Những nội dung nổi bật của Luật Trợ giúp pháp lý 2017

Đây là nội dung mới nổi bật được quy định tại Luật trợ giúp pháp lý 2017 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018).
Theo đó, ngoài những đối tượng được quy định tại Luật trợ giúp pháp lý 2006, người được trợ giúp pháp lý còn bao gồm:

  • Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi;
  • Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo;
  • Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
  • Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
  • Người nhiễm chất độc da cam;
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
  • Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình.
  • Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
  • Người nhiễm HIV.

Xem và tải ngay Luật Trợ giúp pháp lý 2017

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ

Hotline: 0936.358.102.

Câu hỏi thường gặp

Chính sách của Nhà nước về trợ giúp pháp lý bao gồm những gì?

– Trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của Nhà nước.
– Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội.
-Nhà nước có chính sách nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý, thu hút các nguồn lực thực hiện trợ giúp pháp lý.
– Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, ghi nhận và tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, đóng góp cho hoạt động trợ giúp pháp lý.

Trợ giúp pháp lý là gì?

Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Người được trợ giúp pháp lý bao gồm những ai?

– Người có công với cách mạng.
– Người thuộc hộ nghèo.
– Trẻ em.
– Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
– Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
– Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
+ Người nhiễm chất độc da cam;
+ Người cao tuổi;
+ Người khuyết tật;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
+ Người nhiễm HIV.

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

How can we help?