Quý bạn đọc có gửi câu hỏi đến; Phòng tư vấn Luật sư X: “Thưa luật sư, Xin luật sư cho em hỏi: trường hợp tham gia giao thông đường bộ người điều khiển xe mô tô; không có gương chiếu hậu, mà không vi phạm lỗi gì; thì có bị cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ yêu cầu dừng xe xử phạt không? Đi xe không gương chiếu hậu bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?”. Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Gương chiếu hậu là bộ phận nào?
Gương chiếu hậu là bộ phận được thiết kế trên xe dùng để quan sát phía sau. Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác; bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; là một trong những điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới; được quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008. Cả ô tô và xe máy đều phải đáp ứng được yêu cầu này mới được lưu thông trên đường.
Tuy nhiên, nếu như ô tô yêu cầu phải có đủ gương chiếu hậu ở cả hai bên; thì xe máy chỉ cần có gương chiếu hậu đủ tiêu chuẩn bên trái đã không bị xử phạt.
Trong quá trình tham gia giao thông, khi các lái xe có tầm nhìn rộng, góc quan sát tốt; bao quát được nhiều hướng mới có thể đưa ra những quyết định hợp lý. Gương chiếu hậu là thiết bị an toàn thiết yếu của các phương tiện ô tô và xe máy; giúp lái xe có thể quan sát được phía sau mà không cần phải quay đầu.
Nhờ quan sát gương chiếu hậu; người điều khiển phương tiện có thể biết được xe vượt lên để nhường đường; tránh bị bất ngờ khi xe vượt lên. Đồng thời, lái xe cũng dễ dàng quan sát khoảng cách phía sau; để đưa ra quyết định nhập làn, chuyển làn, chuyển hướng; rẽ phải rẽ trái một hoặc dừng lại một cách an toàn.
Đi xe không gương chiếu hậu bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ và nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì hành vi điều khiển xe tham gia giao thông không có gương chiếu hậu là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt khi không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc gương có nhưng không có tác dụng (đối với xe mô tô), và không có gương chiếu hậu bất kỳ bên nào đối với xe ô tô.
Cụ thể, điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới, trong đó quy định xe cơ giới phải có Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện không có gương chiếu hậu. Ngoài ra, người điều khiển xe buộc phải lắp đầy đủ gương chiếu hậu theo quy định.( điểm a khoản 7 Điều 16).
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy: Phạt tiền từ 100.000- 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không có gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng. Trường hợp, người điều khiển xe máy thiếu gương bên phải sẽ không bị phạt theo quy định trên.
Thế nào là gương chiếu hậu không có tác dụng?
Gương chiếu hậu không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn theo quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT. Một số tiêu chuẩn đối với gương chiếu hậu như sau:
– Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát.
– Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2.
– Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm.
– Trong trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78 mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120 mm x 200 mm.
– Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.
Hình thức nộp phạt khi đi xe không gương chiếu hậu
Với lỗi xe máy không có gương, người vi phạm được nộp phạt trực tiếp mà không phải ra Kho bạc, người xử phạt không phải lập biên bản nhưng phải xé biên lai trao cho người vi phạm.
Nhưng người điều khiển ô tô phạm lỗi này sẽ bị lập biên bản và phải nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.
Trong trường hợp, người vi phạm muốn khiếu nại với quyết định xử phạt hành chính cần làm theo thủ tục khiếu nại.
Có đủ gương chiếu hậu, đi xe máy vẫn có thể bị phạt
Đó là trường hợp xe máy có đầy đủ gương nhưng gương không có tác dụng.
Ở góc độ thông thường, có thể hiểu gương xe máy không có tác dụng là gương không giúp lái xe quan sát được phía sau.
Dưới góc độ pháp lý, gương xe máy không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, kích thước, hệ số phản xạ, bề mặt phản xạ, độ bền va chạm… được quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT.
Để xác định được gương có tác dụng hay không, ngoài việc kiểm tra kỹ thuật theo quy chuẩn, trước hết có thể quan sát bằng mắt thường. Gương phải có tác dụng phản xạ và phải điều chỉnh được vùng quan sát. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. Trong trường hợp gương cầu, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.…
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Đi xe không gương chiếu hậu bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
- Không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Câu hỏi thường gặp
Với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì mức phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
Với người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện thì mức phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
Với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện mức thì xử phạt từ 200.000 – 300.000 đồng.
Như vậy, mức xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm từ năm 2020 tăng nhiều so với mức phạt trước đây.
Tuy nhiên, Nghị định này loại trừ xử phạt lỗi không ĐMBH trong những trường hợp sau:
Chở người bệnh đi cấp cứu;
Chở trẻ em dưới 06 tuổi;
Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.