Hiện nay một trong những vấn đề thường xảy ra tranh chấp nhiều đó chính là tranh chấp chia thừa kế. Hiện nay nhiều bạn đọc vẫn thắc mắc rằng di sản thừa kế là gì? Và di sản thừa kế được xác định như thế nào theo luật Dân sự? Theo quy định hiện hành khi mở thủ tục thừa kế để việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người chết để lại di sản sang người nhận thừa kế sẽ có hai thủ tục đó là thủ tục thoả thuận phân chia di sản thừa kế và thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Vậy chi tiết quy định pháp luật về nội dung này ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Di sản thừa kế là gì?
Khái niệm di sản thừa kế chưa được văn bản pháp luật nào đưa ra cụ thể mà hầu hết chỉ được nêu ra với cách liệt kê để xác định di sản gồm những tài sản nào. Khái niệm này đã được một số nhà khoa học đưa ra khi nghiên cứu pháp luật về thừa kế trên cơ sở một số phương diện nhất định.
Xét trên phương diện khoa học luật dân sự: Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại, là đối tượng của quan hệ dịch chuyển tài sản của người đó sang cho những người hưởng thừa kế, được nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện.
Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Theo đó, di sản chính là các tài sản thuộc sở hữu của người để lại thừa kế lúc họ còn sống. Đó có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản thuộc di sản được phân loại thành bất động sản và động sản. Bất động sản thuộc di sản thừa kế có thể bao gồm: tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà ở, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Thừa kế là gì?
Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.
Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:
– Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).
– Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).
Quy định về các loại di sản thừa kế
– Các tài sản thuộc quyền sở hữu của người để thừa kế và thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt và những công cụ sản xuất dùng trong những trường hợp được phép lao động riêng lẻ.
– Các quyền về tài sản mà người để thừa kế được hưởng theo quan hệ hợp đồng hoặc do được bồi thường thiệt hại.
– Các nghĩa vụ về tài sản của người để thừa kế phát sinh do quan hệ hợp đồng, do việc gây thiệt hại hoặc do quyết định của cơ quan có thẩm quyền (ví dụ: Một món nợ, một khoản bồi thường thiệt hại…).
Cần lưu ý, đối với những quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân người chết (tức là không thể di chuyển cho người khác được), thì không phải là di sản thừa kế của người đó. Ví dụ: Các quyền được hưởng trợ cấp thương tật, tiền tuất, nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn…chỉ có thể được thực hiện khi người được hưởng quyền còn sống. Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn chỉ phải thực hiện khi người có có nghĩa vụ còn sống. Vì vậy, các người thừa kế không được hưởng loại quyền tài sản gắn liền với thân nhân người chết, và cũng không phải thực hiện loại nghĩa vụ tài sản đó.
Di sản thừa kế được xác định như thế nào theo luật Dân sự?
Theo di chúc
Di chúc là văn bản thể hiện ý muốn chuyển tài sản của mình sang cho người khác sau khi người đó chết. Do đó, khi chia di sản thừa kế theo di chúc thì sẽ thực hiện theo ý chí của cá nhân được thể hiện trong di chúc hợp pháp.
Trong đó, người để lại di chúc có quyền chỉ định người nào được hưởng di sản thừa kế, không được hưởng di sản thừa kế, dành di sản để di tặng, thờ cúng hoặc giao nghĩa vụ cho người thừa kế…
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, để di chúc hợp pháp có hiệu lực thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị đe doạ, cưỡng ép, lừa dối; nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức không trái quy định.
– Nội dung của di chúc gồm: Ngày tháng năm lập; họ tên, nơi cư trú của người lập di chúc và người được hưởng; địa chỉ nơi di sản toạ lạc, chi tiết về di sản thừa kế…
Như vậy, chia di sản thừa kế theo di chúc phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người lập di chúc (xét trường hợp di chúc hợp pháp).
Theo pháp luật
Không giống với chia thừa kế theo di chúc, di sản thừa kế được chia theo pháp luật trong các trường hợp nêu tại Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015:
– Không có di chúc.
– Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp toàn bộ hoặc một phần. Trong trường hợp di chúc không hợp pháp một phần thì chỉ chia thừa kế phần di chúc không hợp pháp.
– Người thừa kế theo di chúc chết trước/chết cùng thời điểm người lập di chúc.
– Người hưởng thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.
Và đặc biệt, việc chia thừa kế theo pháp luật là chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định. Trong đó, các hàng thừa kế gồm 03 hàng thừa kế:
Cụ thể, theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, khi chia thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Hàng trước sẽ được ưu tiên hưởng thừa kế. Khi hàng trên không còn ai được hưởng thì người ở hàng sau mới được hưởng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Mẫu di chúc không cần công chứng mới
- Trình tự, thủ tục lập di chúc tại văn phòng công chứng
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Di sản thừa kế được xác định như thế nào theo luật Dân sự?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như thủ tục phân chia di sản thừa kế. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng, để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;
– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…
– Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
– Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;
– Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…
– Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản)…
Việc công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Việc từ chối nhận di sản chỉ cần thực hiện trước thời điểm phân chia di sản. Nếu như việc từ chối nhận di sản thừa kế nhằm mục đích trốn tránh nghĩa thực hiện nghĩa vụ tài sản thì dù có tiến hành từ chối nhận di sản thừa kế trước khi phân chia di sản thì vẫn vi phạm quy định pháp luật.
Ngoài ra, việc từ chối nhận di sản thừa kế phải bắt buộc được lập thành văn bản và gửi đến các đồng thừa kế, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản.