Chỉ thị 16 nêu rõ: Ngân hàng là tổ chức tín dụng được phép hoạt động để cung cấp kịp thời dịch vụ cần thiết. Tuy nhiên, trên thực tế không phải hầu hết được các quy định về phòng chống dịch bệnh theo Chỉ thị này. Mới đây, liên quan đến vấn đề Đi giao dịch ngân hàng có vi phạm Chỉ thị 16 không? Luật Sư X cũng nhận được thắc mắc như sau:
Xin chào Luật sư,
Hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại TP. HCM. Tôi có một giao dịch mà ngân hàng bắt buộc phải đến tận nơi để kiểm tra đối chứng. Khi đi đường, tôi không có giấy tờ gì để chứng minh là mình đến ngân hàng. Theo tôi được biết, ngân hàng thuộc nhóm cơ quan thiết yếu được hoạt động. Vậy tôi thắc mắc, người dân ra đường để đến ngân hàng giao dịch thì có bị xử phạt hay không? Và làm thế nào để chứng minh mục đích ra đường của mình? Rất mong nhận được hồi đáp của Luật sư, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 là gì?
Ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, Chỉ thị 16 đã nâng giãn cách xã hội lên mức cao hơn Chỉ thị số 15/CT-TTg được ban hành vào ngày 27/3/2020 trước đó. Cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 thực hiện nghiêm theo nguyên tắc cách ly, yêu cầu người dân ở tại nhà và chỉ ra ngoài trong những trường hợp thực sự cần thiết.
Chỉ thị số 15, 16 được ban hành nhằm ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian ngắn nhất có thể, đặt sức khỏe và tính mạng của người dân lên hàng đầu, thắt chặt các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, không làm đứt gãy các hoạt động sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là tại các khu công nghiệp lớn, các doanh nghiệp trong các chuỗi sản xuất lớn.
Có thể bạn quan tâm:
- Tiêm Vaccine tử vong ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường?
- Rút tiền tại cây ATM có vi phạm theo quy định Chỉ thị 16 không?
Đi giao dịch tại ngân hàng có vi phạm chỉ thị 16 không?
Chỉ thị 16 quy định: Ngân hàng là tổ chức tín dụng được phép hoạt động để cung cấp kịp thời dịch vụ cần thiết.
Ngân hàng là tổ chức được phép hoạt động trong thời gian giãn cách
Việc người dân đi giao dịch tại ngân hàng là chính đáng, không thuộc trường hợp ra đường khi không cần thiết. Tuy nhiên không phải mọi giao dịch nào tại ngân hàng cũng là chính đáng. Người dân đến ngân hàng để rút tiền mua lương thực thực phẩm thì là cần thiết nhưng người dân đến ngân hàng để đổi tiền, để mở tài khoản ngân hàng,… là không thực sự cần thiết trong bối cảnh giãn cách xã hội.
Vì vậy, đi giao dịch tại ngân hàng nếu thuộc trường hợp cần thiết thì không vi phạm chỉ thị 16 và không bị xử phạt.
Đi giao dịch tại ngân hàng nếu thuộc trường hợp cần thiết bị phạt bao nhiêu?
Đi giao dịch tại ngân hàng nếu thuộc trường hợp cần thiết sẽ bị xử phạt theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Theo đó, ra đường không cần thiết trong thời gian giãn cách bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì các bạn sẽ bị phạt 1.000.000 đồng, có tình tiết tăng nặng thì bị xử phạt đến 3.000.000 đồng (Ví dụ: Đã bị nhắc nhở nhưng cố tình không thực hiện, chống đối lực lượng chức năng…). Không có các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ thì bị phạt mức trung bình của khung hình phạt là 2.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Đi giao dịch ngân hàng có vi phạm Chỉ thị 16 không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Việc đi xem đất khi đang chống dịch là vi phạm các quy định của Chỉ thị 16 và áp dụng mức xử phạt hành chính. Như vậy, người dân ra đường không có lý do chính đáng sẽ bị phạt từ 1 – 3 triệu đồng. Do “không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch; và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế”. Việc không đeo khẩu trang, không giữ khoảng cách 2 m nơi công cộng cũng sẽ bị xử phạt 1 – 3 triệu đồng do vi phạm điều khoản trên.
Quy định hiện hành về giãn cách xã hội đã loại trừ trường hợp người dân được phép ra khỏi nhà để đi khám chữa bệnh. Do đó, việc chở người thân đi bệnh viện bằng phương tiện cá nhân là không đúng quy định. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ với mức 1-3 triệu đồng.
Áp dụng theo khoản 1 Điều 12 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng; trên phương tiện giao thông công cộng. Không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc bị phạt tiền tối đa đến 3.000.000 đồng.