Trong bối cảnh xã hội Việt Nam như hiện nay, tình hình covid19 đang có diễn biến vô cùng phức tạp; khi có đến 59 tỉnh thành có ca mắc Covid 19. Và có rát nhiều địa phương áp dụng chỉ thị số 16 của Chính phủ để kiểm soát dịch bệnh. Tạm gác lại các vấn đề như xác nhận tình trạng độc thân hay trích lục giấy khai sinh; thì vấn đề khi người lao động đi cách ly vì dịch Covid 19 có được hưởng lương không?? Cũng đang được rất nhiều người chú ý. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL
Nội dung tư vấn
Người lao động là gì?
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động là gì?
Người sử dụng lao động là một bên chủ thể của quan hệ pháp luật lao động, gồm các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan tổ chức nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân và hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng người lao động.
Trường hợp phải đi cách ly tập trung
Trước khi đi vào câu hỏi: Đi cách ly vì dịch Covid 19 có được hưởng lương không? thì hãy cùng tìm hiểu những trường hợp nào phải đi cách ly tập trung.
Theo quy định của Bộ Y tế thì những trường hợp sau đây phải cách ly tập trung:
- Người có tiếp xúc gần với ca bệnh dương tính với Sars-Cov-2 (tức F1)
- Các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam
Như vậy, nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp trên thì người dân bắt buộc phải cách ly tập trung.
Thời gian cách lý là 21 ngày theo quy định hiện hành.
Các trường hợp ngừng việc do tác động của dịch Covid-19
Thứ nhất là, lao động là người nước ngoài chưa được quay trở lại doanh nghiệp làm việc trong thời gian có dịch theo quy định.
Thứ hai, người lao động phải thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, người lao động phải ngừng việc do doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp không vận hành được vì những người lao động khác trong thời gian chưa quay trở lại làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, đi cách ly do dịch bệnh có được hưởng lương không?
Đi cách ly vì dịch Covid 19 có được hưởng lương không?
Tiền lương người lao động trong thời gian ngừng việc tính như thế nào?
Theo điều 89, 99 Bộ Luật Lao động 2019, quy định như sau:
- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động; thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc; thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận; nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động; hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc.
Vậy đi cách ly vì dịch Covid 19 có được hưởng lương không?
Đi cách ly vì dịch Covid 19 có được hưởng lương không?
Vì việc đi cách ly tập trung à theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; nên nhân viên hay người lao động sẽ được hưởng lương như sau:
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống; thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc; thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận; nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo đó, căn cứ vào quy định trên của pháp luật, việc người lao động ngừng việc để đi cách ly vì dịch Covid có thể xuất phát từ lỗi của người sử dụng lao động hoặc sự cố về dịch bệnh thì người lao động được trả đủ tiền lương trong khoảng thời gian ngừng việc để đi cách ly tập trung.
Song, nếu việc người lao động phải đi cách ly; xuất phát từ lỗi của người lao động đó thì người đó không được trả lương; khi ấy những người lao động khác trong cùng đơn vị; cũng phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận.
Đối với trường hợp người lao động ngừng việc do phải đi cách ly tập trung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền vì dịch bệnh, tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc sẽ do thỏa thuận theo quy định.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Hợp đồng lao động được kí kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, phù hợp với các quy định của pháp luật lao động.
Hợp đồng lao động bao gồm các loại: hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng lao động theo mùa, vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Thực ra, những người sếp không bắt buộc bạn phải nghỉ vào thứ 7 hay chủ nhật. Mà việc nghỉ này sẽ do sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Theo đó, người lao động sẽ được bố trí thời gian nghỉ hằng tuần để nghỉ ngơi. Theo quy định, về nghỉ hằng tuần tại Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019; mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.
Do vậy, tùy từng doanh nghiệp và đặc thù công việc; mà người lao động thường được nghỉ từ 01 – 02 ngày/tuần; tương đương khoảng 04 – 08 ngày/tháng. như vậy, đi làm vào ngày nghỉ thứ 7 chủ nhật được trả lương thế nào?
Tiền lương làm việc ban ngày = 200% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Tiền lương làm việc ban đêm = 270% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.