Mặc quy định cấm thả rông thú cưng ra khu vực công cộng đã có từ năm 2007; nhưng nhiều chủ nhân vẫn vô tư để chúng phóng uế bừa bãi. Vậy, để chó đi vệ sinh nơi công cộng mà không dọn bị xử phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Để chó đi vệ sinh nơi công cộng mà không dọn sẽ bị xử phạt ?
Theo quy định của pháp luật, việc quản lý chó; mèo nuôi để phòng bệnh dại thì chủ nuôi chó, mèo phải có trách nhiệm thực hiện những công việc như sau:
– Chủ nuôi chó, mèo phải có trách nhiệm phải thực hiện đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã; tại các đô thị, nơi đông dân cư.
– Chủ nuôi chó, mèo phải có trách nhiệm xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh; bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt.
– Khi nuôi chó thì chủ nuôi chó; mèo phải có trách nhiệm bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y; không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.
– Chủ nuôi chó, mèo phải có trách nhiệm phải chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định.
– Chủ nuôi chó, mèo phải có trách nhiệm chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.
Xử phạt hành vi
Tại điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định số 167/2013 của Chính Phủ; về các vi phạm lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội,… quy định:
“Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng;“
Luật Giao thông Đường bộ tại Điều 34 có quy định; người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải để súc vật đi sát mép đường, đảm bảo vệ sinh trên đường. Khi dắt súc vật băng qua đường cần phải quan sát kỹ và chỉ sang đường khi đủ điều kiện an toàn; không dắt súc vật vào đường dành cho xe cơ giới. Như vậy, người vi phạm ẽ bị xử phạt hành chính từ 100 – 300 nghìn đồng
Phương thức nộp phạt khi bị xử phạt để chó đi vệ sinh nơi công cộng mà không dọn
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP; và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân; tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại; nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
+ Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
Thả rông súc vật gây tai nạn giao thông bị xử phạt thế nào?
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
– Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn (khoản 1 Điều 34).
– Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới (khoản 2 Điều 34).
– Không được thả rông súc vật trên đường bộ (điểm c Khoản 2 Điều 35)
Với những trường hợp vật nuôi, súc vật thả rông gây tai nạn, pháp luật hiện hành đã có những quy định xử phạt rất rõ ràng.
Trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì người chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộ Luật Hình sự năm 2015 với khung xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Trường hợp vô ý làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trên thực tế có nhiều vụ tai nạn xảy ra không có người nào đứng ra nhận làm chủ của súc vật. Do đó, việc bồi thường cho người bị nạn trong trường hợp này gặp khó khăn.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Để chó đi vệ sinh nơi công cộng mà không dọn bị xử phạt bao nhiêu tiền?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Dắt chó mà không đeo rọ mõm bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
“4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ, thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng, thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP, cấm hành vi chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư. Nghĩa là việc nuôi chó, mèo tại khu vực nhà chung cư bị cấm.