Chào Luật sư, gia đình tôi có mọt khu đất thuộc dự án đất tái định cư, Nay gia đình tôi không có nhu cầu sử dụng và muốn bán nó đi. Luật sư có thể cho tôi biết đất tái định cư có được chuyển nhượng không? ạ Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Việc mua bán đất đai là một việc rất bình thường trong cuộc sống. Tuy nhiên đối với một số loại đất mà người dân ít biết đến như đất tái định cư thì đôi khi việc bán trở nên khá khó khăn bởi ai cũng nghĩ đất tái định cư sẽ không bán được.
Để có thể tìm hiểu về vấn đề đất tái định cư có được chuyển nhượng không?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP
- Nghị định 44/2014/NĐ-CP
- Nghị định 47/2014/NĐ-CP
Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở
Theo quy định tại Điều 79 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước sẽ tiến hành bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở trong những trường hợp sau:
– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:
- Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền;
- Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
– Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.
– Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất.
Đất tái định cư là đất được nhà nước bồi thường
Đất tái định cư là một dạng nhà nước bồi thường về đất khi tiến hành thu hồi đất giúp người dân có được một cuộc sống ổn định lâu dài.
Tái định cư ở đây sẽ được hiểu gồm:
- Phương án bố trí chỗ ở (tái định cư tại chỗ hoặc tái định cư tại địa điểm khác – nơi được bồi thường bằng đất);
- Và hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
Theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; mà phải di chuyển chỗ ở khi nhà nước thu hồi được thực hiện như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 27 của Nghị định này thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở; thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi; số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.
Đất tái định cư có được chuyển nhượng không?
Đất tái định cư có được chuyển nhượng không? Đất tái định cư là loại đất hoàn toàn có thể chuyển nhượng được như những loại đất bình thường khác.
Đất tại định cư thuộc dạng đất ở có thể là đất ở nông thôn hoặc đất ở đô thị. Cho nên chỉ cần thoả những điều kiện có thể chuyển nhượng đất đai; thì đất tái định cư có thể bán được.
Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013; thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186; và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Lưu ý:
– Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188; người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê; cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai.
– Việc chuyển nhượng phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai; và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
Quy trình thực hiện chuyển nhượng đất tái định cư
Bước 1: Công chứng hợp đồng
Hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các giấy tờ cần công chứng bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (theo mẫu).
- Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng (nếu có).
- Bản gốc minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng.
Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính
Bạn thực hiện kê khai nghĩa vụ tài chính tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ thực hiện việc sang tên sổ đỏ gồm:
- Tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản do bên mua ký)
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản do bên bán ký.
- Hợp đồng công chứng đã lập (01 bản chính)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền).
- CMND + Sổ hộ khẩu của cả bên mua và bên bán (01 bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền)
- Đối với trường hợp cho tặng; thừa kế phải có giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của người cho và người nhận để được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Thời hạn có thông báo nộp thuế: 10 ngày. Sau khi có thông báo thì người nộp thuế nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Bước 3: Kê khai hồ sơ sang tên.
Hồ sơ sang tên sổ đỏ gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký biến động (do bên bán ký); Trong trường hợp có thoả thuận trong hợp đồng về việc bên mua thực hiện thủ tục hành chính; thì bên mua có thể ký thay.
- Hợp đồng chuyển nhượng
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ); quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (bản gốc)
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (bản gốc)
- Bản sao CMND + Sổ hộ khẩu của bên nhận chuyển nhượng.
Bước 4: Nhận kết quả
Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, bạn nộp biên lai cho Văn phòng đăng ký đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đất tái định cư có được chuyển nhượng không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; cấp bản sao trích lục khai tử; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp tiền bồi thường về đất lớn hơn tiền đất ở, nhà ở; hoặc tiền nhà ở tại khu tái định cư; thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch đó;
Trường hợp tiền bồi thường về đất nhỏ hơn tiền đất ở, nhà ở; hoặc tiền nhà ở tái định cư; thì người được bố trí tái định cư phải nộp phần chênh lệch; trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Nghị định này.
Theo đó, khoản 1 điều 22 có quy định: “Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 27 của Nghị định này thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất.”
Tóm lại:
Ở trương hợp của gia đình bạn; đã sinh sông và làm ăn 20 năm trên mảnh đất cũ; không thuộc trường hợp đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thì phần chênh lệch đền bù sẽ được căn cứ theo khoản 2 điều 30 nghị định 47/2014/NĐ-CP.
Nếu gia đình bạn chọn căn hộ 1 tỉ, thì phần chênh lệch 200 triệu sẽ được thanh toán bằng tiền cho gia đình. Còn trường hợp gia đình muốn nhận căn 1 tỉ 8; thì gia đình cần bù thêm 600 triệu để thanh toán cho chủ đầu tư.
Theo điều 230, Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vi phạm quy định về Bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong những hành vi vi phạm về bồi thường tái định cự khi thu hồi đất mà thuộc các trường hợp được điều luật quy định thì sẽ bị xử lý hình sự.
Như vậy người nào có hành vi vi phạm về bồi thường tái định cư khi thu hồi đất có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vi phạm quy định về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Ngoài việc được bồi thường về đất, người sử dụng đất còn được nhà nước hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; được nhận các khoản hỗ trợ khác (hỗ trợ tiền, công cụ lao động, các khoản tài chính ưu đãi…).