Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về việc đất rừng sản xuất có được trồng cây ăn quả hay không?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay tại các khu rừng sản xuất tại Việt Nam xuất hiện nhiều tình trạng người dân tự ý trồng xen kẻ các loại cây ăn quả như cam, quýt, bưởi, … vào trong các cánh rừng sản xuất mà Nhà nước đã giao cho. Điều này đã gây tranh cải trong nhân dân rằng liệu có được trồng cây ăn quả trên đất rừng sản xuất hay là không. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì đất rừng sản xuất có được trồng cây ăn quả hay không?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc đất rừng sản xuất có được trồng cây ăn quả hay không?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015
- Luật Đất đai 2013
- Luật Lâm nghiệp 2017
- Nghị định 156/2018/NĐ-CP
- Nghị định số 91/2019/NĐ-CP
Đất rừng sản xuất là đất gì?
Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định về rừng sản xuất như sau:
1.2.1 | Đất rừng sản xuất – RSX |
Đất rừng sản xuất: Thống kê, kiểm kê đối với đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Đất rừng sản xuất bao gồm đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất có rừng sản xuất là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng sản xuất. | |
1.2.1.1 | Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên – RSN |
Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng quy định tại Điều 51 của Luật Lâm nghiệp (gồm: vườn ươm; khu nghiên cứu thực nghiệm; đường lâm nghiệp; công trình phòng trừ sâu bệnh hại rừng; các công trình phục vụ cho phòng chống cháy rừng như: đường ranh cản lửa, chòi canh lửa rừng, kênh, mương, bể chứa nước, hồ chứa nước cho chữa cháy rừng; trạm bảo vệ rừng; các biển báo, cột mốc, ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô rừng và các công trình hạ tầng kỹ thuật lâm sinh khác). | |
1.2.1.2 | Đất có rừng sản xuất là rừng trồng – RST |
Đất có rừng sản xuất là rừng trồng: Thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng sản xuất đạt tiêu chuẩn rừng trồng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng, cải tạo rừng tự nhiên, trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng như nêu tại điểm 1.2.1.1 Phụ lục này. | |
1.2.1.3 | Đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất – RSM |
Đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đã được giao, cho thuê sử dụng vào mục đích rừng sản xuất và đã, đang được trồng rừng (rừng mới trồng) hoặc đang trong giai đoạn khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi tái sinh có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng; kể cả diện tích các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật trong rừng theo thiết kế phục vụ cho bảo vệ, phát triển rừng như nêu tại điểm 1.2.1.1 Phụ lục này. |
Quy định về việc giao đất rừng sản xuất tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 135 Luật Đất đai 2013 quy định về đất rừng sản xuất như sau:
– Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
– Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
- Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
- Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
-Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất rừng sản xuất được kết hợp kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
– Đất rừng sản xuất tập trung ở những nơi xa khu dân cư không thể giao trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân thì được Nhà nước giao cho tổ chức để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Quy định về việc bảo vệ rừng sản xuất tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về việc bảo vệ rừng sản xuất như sau:
– Bảo vệ hệ sinh thái rừng:
- Việc bảo vệ hệ sinh thái rừng thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp;
- Khi tiến hành các hoạt động làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, phải thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện các hoạt động đó sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng:
- Việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp và quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
- Tất cả các loài động vật rừng trong khu rừng sản xuất phải được bảo vệ, bảo đảm sinh cảnh sống tự nhiên và nguồn thức ăn của động vật rừng.
– Thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại Chương IV của Nghị định này.
– Thực hiện các quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng sản xuất theo quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y.
Quy định về việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên như sau:
– Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên:
- Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng giàu, rừng trung bình;
- Điều kiện: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Lâm nghiệp và không trong thời gian đóng cửa rừng;
- Phương thức: khai thác chọn với cường độ khai thác tối đa là 35% trữ lượng gỗ của lô rừng.
– Khai thác tận dụng gỗ rừng tự nhiên:
- Đối tượng: trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; khi thực hiện các biện pháp lâm sinh; phục vụ công tác đào tạo và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
- Điều kiện: phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.
– Khai thác tận thu gỗ rừng tự nhiên:
- Đối tượng: cây gỗ, cành, gốc bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;
- Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Khai thác thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường:
- Đối tượng: loài thực vật rừng thông thường ngoài gỗ, dẫn xuất từ thực vật rừng thông thường;
- Điều kiện: phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, sản lượng loài khai thác không được lớn hơn lượng tăng trưởng của loài đó;
- Phương thức khai thác: do chủ rừng tự quyết định.
– Khai thác động vật rừng thông thường:
- Đối tượng: các loài động vật rừng thông thường;
- Điều kiện: chủ rừng phải có phương án khai thác động vật rừng thông thường.
– Khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
– Hưởng lợi từ khai thác lâm sản: Chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản khai thác, sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
Quy định về việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng như sau:
– Khai thác gỗ rừng trồng:
- Điều kiện: sau khi khai thác trắng phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp hoặc tái sinh rừng. Đối với rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phương thức khai thác: khai thác trắng theo băng, đám hoặc toàn bộ diện tích rừng do chủ rừng tự quyết định.
– Khai thác tận dụng gỗ rừng trồng:
- Đối tượng: là cây gỗ trên diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng, khi thực hiện các biện pháp lâm sinh, phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học;
- Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải có quyết định phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; dự án lâm sinh; chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học.
– Khai thác tận thu gỗ rừng trồng:
- Đối tượng: cây gỗ bị khô mục, đổ gãy, bị cháy, chết do thiên tai nằm trong rừng;
- Điều kiện: rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước có báo cáo khối lượng, địa danh khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Khai thác các loài nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
– Hưởng lợi từ khai thác lâm sản:
- Rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư thì được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản;
- Rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư, chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
Đất rừng sản xuất có được trồng cây ăn quả hay không?
Theo quy định tại Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về việc phân loại rừng như sau:
– Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:
- Rừng đặc dụng;
- Rừng phòng hộ;
- Rừng sản xuất.
– Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định như sau:
1.1.2. Đất trồng cây lâu năm – CLN:
– Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm :
- Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa, v.v;
- Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, v.v;
- Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm, v.v;
- Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng, v.v); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
- Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó).
Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng sản xuất như sau:
– Nguyên tắc:
- Sử dụng hiệu quả không gian, môi trường rừng để thực hiện sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp;
- Hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng trong hoạt động sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp.
– Đối với diện tích đã có rừng: Chủ rừng được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, nhưng không được làm suy giảm diện tích rừng, chất lượng, ảnh hưởng đến tái sinh rừng của rừng.
– Đối với đất chưa có rừng:
- Chủ rừng được sử dụng đất chưa có rừng để kết hợp sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, nhưng phải trồng rừng trên diện tích được giao, được thuê bảo đảm tỷ lệ diện tích có rừng của lô rừng từ 60% trở lên đối với rừng ngập mặn có kết hợp nuôi trồng thủy sản; 70% trở lên đối với rừng khác;
- Được trồng xen cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả với cây rừng trên diện tích được giao, được thuê. Không được chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trên diện tích mới trồng rừng, đang trong thời kỳ chăm sóc rừng trồng;
- Được sử dụng diện tích đất xen giữa các băng trồng cây rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không quá 40% diện tích đất của lô rừng được giao, được thuê đối với rừng ngập mặn có kết hợp với nuôi trồng thủy sản và 30% diện tích đất của lô rừng được giao, được thuê đối với rừng khác.
– Chủ rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm thu được từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 30.
Như vậy thông qua quy định trên ta biết được, cây ăn quả là loại cây trồng trên đất trồng cây lâu năm. Trong trường hợp sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp trong rừng sản xuất đối với đất chưa có rừng thì người dân được phép trồng xen cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả với cây rừng trên diện tích được giao, được thuê. Ngoài trường này ra thì người dân không được phép trồng cây ăn quả trên đất rừng sản xuất. Nếu vi phạm sẽ bị phạt về vi phạm về sử dụng đất sai mục đích theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đất rừng sản xuất có được trồng cây ăn quả hay không?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; hợp đồng chuyển nhượng nhà đất; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Chủ rừng được tự tổ chức hoặc hợp tác với các tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
– Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải thực hiện theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Mức thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm các hoạt động dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, thăm quan, quảng cáo và các dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch trong phạm vi khu rừng của chủ rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng.
Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
– Nội dung phát triển rừng sản xuất thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Luật Lâm nghiệp.
– Tổ chức phát triển rừng sản xuất
a) Chủ rừng thực hiện phát triển rừng sản xuất theo phương án quản lý rừng bền vững;
b) Chủ rừng tự đầu tư hoặc liên doanh, liên kết để thực hiện các dự án phát triển rừng và tổ chức sản xuất trên diện tích rừng, đất trồng rừng sản xuất được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
– Các biện pháp lâm sinh áp dụng để phát triển rừng được thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.