Xin chào Luật sư, Tôi tên là Khánh ở Quảng Ngãi. Gia đình tôi mới mua được một mảnh đất trước đây là đất ruộng bỏ hoang. Đầu tháng 11 gia đình tôi đã làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng mảnh đất này để làm nhà. Trong quá trình chuẩn bị đào móng để làm nhà, gia đình tôi có đào được 1 hộp gốm bên trong có một số lượng vàng. Tôi có tham khảo ý kiến của một vài người thì họ có bảo số lượng vàng này sẽ thuộc về nhà nước. Luật sư cho tôi hỏi, số vàng trên do tôi đào được sẽ thuộc về ai? Nếu tôi không giao nộp số vàng có phải chịu trách nhiệm gì không?
Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho Luật sư X, Về vấn đề đào được vàng có phải nộp cho nhà nước không là một vấn đề khá thú vị và nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Để giúp anh giải đáp thắc mắc này, mời anh đón đọc bài viết “Đào được vàng có phải nộp cho Nhà nước“
Căn cứ pháp lý
Những quy định pháp luật về quyền tài sản
Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Quyền tài sản là quyền trị giá được tính bằng tiền, không đòi hỏi có sự chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài sản là đối tượng phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được tính bằng tiền và được chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản gồm có: quyền sử dụng tài sản thuê, quyền thực hiện hợp đồng, quyền đòi nợ, quyền trị giá bằng tiền, quyền sở hữu trí tuệ. Các quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không thể chuyển giao như: quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe.
Quyền tài sản bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Quyền tài sản có thể được phân chia thành hai loại: quyền đối vật và quyền đối nhân. Quyền đối vật là quyền của chủ thể được tác động trực tiếp vào vật để thỏa mãn nhu cầu của mình như quyền sở hữu, quyền cầm cố, quyền thế chấp, quyền hưởng hoa lợi… Quyền đối nhân là quyền của chủ thể này đối với chủ thể khác. Quyền đối nhân được đáp ứng nếu bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền. Ví dụ quyền yêu cầu trả nợ, giao vật…
Luật dân sự 2015 rõ ràng hơn. Pháp luật có đưa ra đặc điểm quyền tài sản đó là “trị giá được bằng tiền”. Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2015 cũng liệt kê một số quyền tài sản phổ biến trên thực tế như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ quyền tác giả với tác phẩm hay các quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích …..
Đào được vàng có phải nộp cho Nhà nước?
Theo khoản 1 Điều 187 Bộ luật dân sự quy định về quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm thì:
” Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó”
Trong trường hợp của bạn, mảnh đất này là mảnh đất ruộng bỏ hoang lâu nay được bạn mua qua hình thức đấu giá như vậy số vàng này sẽ không xác định được chủ sở hữu. Vì vậy khi đào được số vàng này, bạn và những người làm thuê có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã hoặc cơ quan có thẩm quyền. Trong thời gian chờ xử lý thì, người tìm được số vàng đó có thể tạm thời chiếm giữ số vàng đó.
Mặt khác, căn cứ theo khoản 2 Điều 240 Bộ luật dân sự quy định xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau:
“Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hóa, mà có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước”.
Như vậy, số vàng tìm thấy khi đào móng xây nhà nếu có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sẽ thuộc sở hữu của bạn vì bạn đã tìm được số vàng đó. Nếu số vàng đào được có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì anh em bạn chỉ được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, số vàng còn lại thuộc về Nhà nước.
Đào được cổ vật có phải giao nộp cho chính quyền?
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu quy định tại khoản 2 điều 228:
– Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
– Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.
– Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.
Theo đó, trường hợp anh đào được cổ vật thì phải có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất. Sau đó 1 năm nếu đã có thông báo công khai mà không có người nhận thì gia đình anh sẽ được xác định là chủ sở hữu tài sản. Khi đó anh mới có quyền được mua bán trao đổi cổ vật.
Mời bạn xem thêm
- Nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?
- Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt sẽ giải quyết thế nào?
- Có bắt buộc phải đăng ký tài sản trên đất không?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đào được vàng có phải nộp cho Nhà nước“ hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về tra cứu thông tin quy hoạch. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó
Căn cứ theo khoản 2 Điều 240 Bộ luật dân sự quy định xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy thì vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau:
“Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hóa, mà có giá trị đến 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước”.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu quy định tại khoản 2 điều 228:
– Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
– Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, số lượng, khối lượng tài sản giao nộp.
– Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người phát hiện về kết quả xác định chủ sở hữu.
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người phát hiện tài sản.