Xin chào Luật sư. Tôi hiện đang là thợ khai thác mỏ hầm lò ở cơ sở khai thác than. Công việc nặng nhọc và vô cùng vất vả. Vậy nghề nghiệp của tôi có thuộc trong danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không? Và nếu thuộc thì tôi có những quyền lợi gì. Rất mong Luật sư giải đáp để tôi bảo vệ được quyền lợi của chính mình.
Trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi thắc mắc tới Luật sư X chúng tôi. Từ ngày 01/3/2021, Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH có hiệu lực, danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được áp dụng theo Thông tư này. Dưới đây là bài viết của chúng tôi về Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
So với quy định trước đây, danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được bổ sung thêm số lượng đáng kể các nghề, công việc nhưng vẫn được chia theo từng lĩnh vực cụ thể và phân loại theo điều kiện lao động loại IV, V, VI.
Tuy nhiên, Thông tư mới chỉ quy định chung tất cả các nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc độc hại nguy hiểm mà không chỉ rõ công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì tương ứng với điều kiện lao động nào.
Danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH đã quy định 1838 nghề, công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, chia thành 42 lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là bảng liệt kê một số lĩnh vực trong đó:
Lĩnh vực khai thác khoáng sản
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Khoan đá bằng búa máy cầm tay trong hầm lò | Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần |
2 | Khai thác mỏ hầm lò | Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, CO2. |
3 | Sấy, nghiền, trộn, đóng gói, vật liệu nổ. | Công việc độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, ồn, bụi và hoá chất độc (TNT, Cl2, Licacmon…). |
4 | Lái máy xúc dung tích gầu từ 8m3 trở lên | Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. |
5 | Đội viên cứu hộ mỏ. | Nghề đặc biệt nguy hiểm. |
6 | Khai thác quặng kim loại màu bằng phương pháp hầm lò. | Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, ẩm ướt, công việc thủ công, rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, khí CO2 |
7 | Vận hành các thiết bị công nghệ luyện kim bằng phương pháp thủy, hỏa luyện (đồng, kẽm, thiếc, Titan, Crom, Vonfram,…). | Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, bụi, asen, hơi khí độc, hóa chất. |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Khoan khai thác đá bằng búa máy cầm tay | Làm việc trên các sườn núi đá, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng của bụi, ồn và rung rất lớn. |
2 | Vận hành khoan xoay cầu, khoan búa ép hơi | Làm ngoài trời, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên với ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần |
3 | Sửa chữa cơ điện trong hầm lò | Nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi than. |
Lĩnh vực cơ khí, luyện kim
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Làm việc trên đỉnh lò cốc | Làm việc trên đỉnh lò rất nóng, công việc nặng nhọc, nguy hiểm |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Lái xe chặn than cốc nóng | Làm việc trên cao rất nóng, nguy hiểm và ảnh hưởng của CO2, CO và bụi |
2 | Sửa chữa nóng lò cốc | Công việc thủ công nặng nhọc, rất nóng, nguy hiểm tiếp xúc với khí CO, bụi |
3 | Điều nhiệt độ lò cốc | Làm việc gần lò luyện rất nóng, nguy hiểm, ảnh hưởng CO và bụi |
4 | Lái xe tống cốc, đập cốc | Tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, ảnh hưởng khí CO, CO2 |
5 | Lái xe rót than trên đỉnh lò cốc | Làm việc trên đỉnh lò rất nóng, nguy hiểm chịu tác động của CO2 và CO và bụi nồng độ rất cao. |
6 | Luyện Fero. | Công việc nặng nhọc, rất nóng, ảnh hưởng ồn, CO, CO2 và bụi nồng độ cao |
7 | Đúc thỏi thép. | Công việc nguy hiểm rất dễ bị cháy, bỏng, ảnh hưởng của nóng, ồn, CO, CO2 |
Lĩnh vực hóa chất
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Điều chế Supe lân | Làm việc trên sàn cao, tiếp xúc với hoá chất độc (HF, SO3) nồng độ cao dễ bị nhiễm độc, nguy hiểm. |
2 | Hàn chì trong thùng tháp kín. | Nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng và hơi chì nồng độ rất cao. |
3 | Sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật các loại | Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với các loại hóa chất độc mạnh |
4 | Sản xuất và đóng thùng Phốt pho vàng (P4). | Làm việc trên cao, cạnh lò nóng, tiếp xúc trực tiếp với bụi (đá Quắc zit, Apatit, than cốc) và khí độc (CO, P2O5, PH3, HF, P4…) ồn và dễ bị nhiễm độc, dễ cháy nổ. |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Sản xuất, đóng bao Na2SiFe | Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với khí độc (HF), ồn và nồng độ bụi rất cao. |
2 | Nghiền quặng Apatít, pyrít; đóng bao bột Apatít | Thường xuyên tiếp xúc với bụi, ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. |
3 | Vận hành lò, cấp quặng pyrít vào lò tầng sôi sản xuất axít H2SO4. | Làm việc trên sàn cao cạnh lò, tiếp xúc trực tiếp với bụi, ồn và khí SO2 nồng độ cao |
4 | Vận hành bơm và đóng bình axít H2SO4 | Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc và ồn |
5 | Lọc bụi điện sản xuất axít H2SO4 | Thường xuyên tiếp xúc với bụi, hoá chất độc và ồn cao. |
Lĩnh vực vận tải
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Sĩ quan máy, thợ máy, thợ điện tàu viễn dương, tàu ven biển vận tải hàng hoá, xăng, dầu | Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động nóng, rung và ồn. |
2 | Lái xe vận tải chuyên dùng, có trọng tải từ 60 tấn trở lên. | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm chịu tác động của ồn, rung và bụi. |
3 | Bốc xếp thủ công dưới các hầm tàu vận tải biển | Công việc rất nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó. |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Sĩ quan, thuyền viên, kỹ thuật viên, thợ máy các tàu công trình | Thường xuyên ăn ở sinh hoạt trên sông, biển; công việc nặng nhọc, chịu tác động của sóng và tiếng ồn lớn.. |
2 | Lái đầu máy xe lửa | Thường xuyên lưu động trên tàu, luôn căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng của tiếng ồn. |
3 | Lái xe vận tải, có trọng tải 20 tấn trở lên | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao |
4 | Lái máy xúc dung tích gầu từ 4m3 trở lên | Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi, ồn cao. |
Lĩnh vực xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Ngâm tẩm, bảo quản tà vẹt phòng mục bán tự động | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại do phải tiếp xúc trực tiếp với hoá chất độc mạnh (phenol) ở nồng độ rất cao. |
2 | Thợ lặn công trình. | Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của áp suất cao. |
3 | Quản lý và khai thác đèn biển trên quần đảo Trường Sa. | Thường xuyên chịu tác động của sóng, gió, ồn và khí hậu khắc nghiệt. |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Vận hành máy chèn đường sắt. | Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của tiếng ồn, rung lớn. |
2 | Bốc xếp thủ công ở các cảng. | Công việc thủ công, làm việc ngoài trời và rất nặng nhọc |
3 | Bốc xếp thủ công ở các ga, kho, bến, bãi. | Làm việc ngoài trời, công việc thủ công rất nặng nhọc. |
4 | Kích kéo lắp dầm thép trên cao | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của rung và ồn. |
5 | Đổ bê tông, xây mố, trụ cầu. | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn và rung. |
6 | Gia công cọc, ván thép; lao lắp nâng hạ dầm cầu. | Công việc rất nặng nhọc,nguy hiểm,chịu tác động của ồn và rung. |
Lĩnh vực điện
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Vận hành băng tải than dưới nhà hầm, nhà máy nhiệt điện | Phải đi lại nhiều lần, tiêu hao năng lượng lớn, bẩn, nồng độ bụi rất cao |
2 | Vận hành điện, vận hành máy trong hang hầm nhà máy thủy điện | Giải quyết công việc phức tạp, phải đi lại nhiều, nơi làm việc thông thoáng khí kém, ảnh hưởng của ồn, rung trong suốt ca làm việc |
3 | Sửa chữa cáp thông tin, cáp lực trong hang hầm | Công việc nặng nhọc, luôn tiếp xúc với dầu mỡ, nơi làm việc thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng của ồn, rung. |
4 | Cạo rỉ, sơn trong thùng kín trong hang hầm | Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, tư thế gò bó, chịu tác động của hoá chất trong sơn và CO2 |
5 | Phun cát tẩy rỉ, sơn trong hang hầm | Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, rung, bụi nồng độ cao và các hoá chất trong sơn, CO2 |
6 | Khoan phun bê tông trong hang hầm | Công việc nặng nhọc, tiêu hao năng lượng lớn, ảnh hưởng của bụi, ồn rất cao và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần |
7 | Kiểm tra kim loại bằng quang phổ và siêu âm trong các nhà máy điện. | Chịu ảnh hưởng của chất phóng xạ; môi trường nóng, ồn, bụi, đôi khi làm việc ở nơi thiếu không khí. |
8 | Vận hành bao hơi nhà máy nhiệt điện. | Nơi làm việc có nhiệt độ cao, rất bụi và nguy hiểm. |
Lĩnh vực thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông
TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Xây lắp, sửa chữa, bảo dưỡng cột cao ăng ten (từ 50m trở lên) | Công việc nặng nhọc, khi làm việc trên cao rất nguy hiểm và khi sửa chữa, bảo dưỡng chịu tác động của điện từ trường cao tần và siêu cao tần. |
2 | Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị thông tin trên cột cao ăng ten (từ 50 m trở lên). | Công việc nặng nhọc; thường xuyên phải làm việc trên cao rất nguy hiểm; tư thế làm việc gò bó và khi sửa chữa, bảo dưỡng chịu tác động của điện từ trường cao tần và siêu cao tần. |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị thông tin vệ tinh (đài hoa sen) | Thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường siêu cao tần vượt tiêu chuẩn cho phép |
2 | Xây lắp, bảo dưỡng, sửa chữa cáp ngầm | Công việc thủ công, nặng nhọc, vị trí làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí; khi sửa chữa, bảo dưỡng bẩn thỉu, hôi thối. |
3 | Giao thông viên vùng cao | Công việc vất vả, nặng nhọc, phải đi lại nhiều qua các vùng núi cao, nhiều dốc không kể mưa nắng. |
4 | Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị vi ba ở các trạm trên núi cao, rừng sâu | Giải quyết nhiều công việc phức tạp, không có khả năng ứng cứu, ảnh hưởng của điện từ trường |
Điều kiện lao động loại IV | ||
1 | Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị vi ba ở các trạm trên núi | Thường xuyên chịu tác động của điện từ trường và giải quyết nhiều công việc phức tạp |
2 | Giao thông viên trung du, miền núi và đồng bằng (đường thư dài từ 45km trở lên) | Đi bộ và đạp xe, chịu tác động của mưa, nắng, gió, công việc nặng nhọc. |
3 | Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy thu, phát công suất từ 1KW trở lên | Thường xuyên chịu tác động của điện từ trường vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần |
Quyền lợi khi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Người lao động làm công việc thuộc danh mục nghề có yêu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được hưởng thêm nhiều quyền lợi so với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường. Cụ thể:
Điều kiện lao động
Về thời gian làm việc
Theo Khoản 3 Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019:
Người lao động được đảm bảo giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Về nghỉ hằng năm
Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương như sau:
– 14 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trong khi đó, người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Quyền lợi riêng của một số đối tượng thuộc danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc
– Lao động nữ mang thai: Được giảm bớt 01 giờ làm việc/ngày hoặc chuyển công việc nhẹ hơn.
Tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động thì được chuyển làm việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc/ngày cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Lao động là người cao tuổi: Chỉ được sử dụng lao động cao tuổi khi đảm bảo điều kiện an toàn.
Nội dung này được ghi nhận cụ thể trong khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động năm 2019:
Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
– Lao động là người khuyết tật: Chỉ được sử dụng người khuyết tật làm công việc này nếu họ đồng ý.
Cụ thể, khoản 2 Điều 160 Bộ luật Lao động năm 2019 nghiêm cấm hành vi sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó.
Chế độ hưu trí
Theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Chế độ ốm đau
Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưởng chế độ với số ngày:
– 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm (điều kiện bình thường là 30 ngày);
– 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 – dưới 30 năm (điều kiện bình thường là 40 ngày);- 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên (điều kiện bình thường là 60 ngày);
Chế độ bệnh nghề nghiệp
Để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp, người lao động phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
– Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh bệnh nghề nghiệp.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Danh mục nghề có yếu tố nặng nhọc độc hại nguy hiểm. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật không có quy định nào để định nghĩa khái niệm phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Tuy nhiên ta có thể hiểu như sau:
– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được hiểu là khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động dành cho người lao động; nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần; thậm chí là sự suy giảm khả năng lao động. Đây là khoản phụ cấp áp dụng đối với người lao động làm công việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm; độc hại; và tùy thuộc vào từng đối tượng lao động và từng công việc khác nhau mà khoản phụ cấp sẽ khác nhau.
– Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là chế độ phụ cấp thâm niên cho người lao động khi làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân; và khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC); thì phụ cấp độc hại thuộc các khoản trợ cấp phụ cấp không tính thuế TNCN.
Do đó, phụ cấp độc hại không phải nộp thuế TNCN.