Chào Luật sư, Theo tôi được biết nhãn năng lượng là biện pháp quy định việc cung cấp thông tin mức tiêu thụ năng lượng dán trên thiết bị điện, giúp người dùng có thể lựa chọn được sản phẩm chất lượng, hiệu suất năng lượng cao, tiêu tốn ít điện năng. Vậy cho tôi hỏi hiện nay các loại hàng hóa nào bắt buộc phải dán nhãn năng lượng. Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định về việc “Danh mục hàng hóa phải dán nhãn năng lượng“. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi..
Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 04/2017/QD-TTg
- Nghị định 21/2011/NĐ-CP
Mục đích của việc dán nhãn năng lượng
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/VBHN-BCT: “1. Dán nhãn năng lượng là việc dán, gắn, in, khắc nhãn năng lượng lên sản phẩm, bao bì, hoặc hiển thị nhãn năng lượng điện tử trên sản phẩm.“
Dán Nhãn Năng Lượng là giải pháp có hiệu quả giúp định hướng việc sử dụng thiết bị hiệu suất cao, loại bỏ dần các sản phẩm công nghệ lạc hậu và quan trọn nhất đó là giảm sự tiêu hao năng lượng trong quá trình sản xuất.
Đối với các nhóm sản phẩm có quy định bắt buộc dán nhãn góp phần tạo ra sức ép đối với doanh nghiệp, thúc đẩy họ đi theo hướng sản xuất các sản phẩm hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng theo quy đinh. Bằng các thông số cụ thể ghi trên Nhãn Năng Lượng, người tiêu dùng có thể lựa chọn đúng các các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hay sản phẩm đảm bảo hiệu suất năng lượng mong muốn có mặt trên thị trường.
Lợi ích từ việc dán nhãn năng lượng
+ Về phía người tiêu dùng, nhãn dán tiết kiệm năng lượng dường như là một yếu tố thúc đẩy hành động mua hàng của họ và tạo ra cơ hội sử dụng các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chi phí tối đa;
+ Đối với các đơn vị sản xuất khi tung ra thị trường những sản phẩm được dán Nhãn Năng Lượng sẽ tạo sự chu ý từ cộng đồng, vượt lên trên các đối thủ chưa dán Nhãn Năng Lượng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, chú trọng nâng cao hiệu suất cho sản phẩm trước khi đưa đến tay người tiêu dùng.
Đặc biệt, tham gia chương trình dán Nhãn Năng Lượng, doanh không chỉ nhận nhiều ưu đãi về tài chính mà lâu dài còn mở ra cơ hội quảng bá thương hiệu cũng như khẳng định uy tín doanh nghiệp trên thị trường.
Danh mục hàng hóa phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu
Căn cứ theo điều 1 quyết định số 04/2017/QD-TTg Quy định doanh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn dán năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện. Quy định donh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng bao gồm :
- Nhóm thiết bị gia dụng gồm: Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt sử dụng trong gia đình, nồi cơm điện, quạt điện, máy thu hình, đèn LED, bình đun nước nóng có dự trữ.
- Nhóm thiết bị văn phòng và thương mại gồm: Máy phôtô copy, màn hình máy tính, máy in, tủ giữ lạnh thương mại, máy tính xách tay.
- Nhóm thiết bị công nghiệp gồm: Máy biến áp phân phối, động cơ điện.
- Nhóm phương tiện giao thông vận tải gồm: Xe ô tô con loại 9 chỗ trở xuống, xe mô tô, xe gắn máy.
Nhãn năng lượng bao gồm các loại nào?
Theo Khoản 1 Điều 15 Nghị định 21/2011/NĐ-CP nhãn năng lượng có 2 loại chính:
- Nhãn năng lượng xác nhận.
- Nhãn năng lượng so sánh.
Nhãn năng lượng xác nhận
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư 36/2016/TT-BCT : “3. Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.“
Với đặc điểm nhận dạng là hình tam giác, bên trên có hình hiểu tượng tiết kiệm năng lượng. Loại nhãn năng lượng này sẽ được dán trên các thiết bị và phương tiện lưu thông trên thị trường Việt Nam khi có mức hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt qua MEPS tức là mức năng lượng tối thiểu. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tối thiểu sẽ được Bộ Công thương quy định theo từng thời kỳ khác nhau nên qua các năm có thể được điều chỉnh.
Nhãn năng lượng so sánh
Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 36/2016/TT-BCT: “2. Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.“
Khác với nhãn năng lượng xác nhận, nhãn năng lượng so sánh là loại nhãn được dán trên các thiết bị và phương tiện lưu thông trên thị trường Việt Nam có mức hiệu suất năng lượng khác nhau. Một sao đến 5 sao là các mức hiệu suất năng lượng ứng với các thiết bị này.
Đặc biệt, nếu như bạn thấy một thiết bị được dán nhãn 5 sao tức là thiết bị đó có mức tiêu thụ năng lượng cực kì tối thiểu, cực kì tiết kiệm điện. Và ngược lại, nếu như thiết bị càng ít sao thì càng tốn điện.
Hàng hóa nào được miễn trừ dán nhãn năng lượng?
Thông tư 36/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu lực thi hành 10/2/2017 quy định cụ thể, chi tiết 4 nhóm đối tượng nằm trong diện được miễn trừ việc dán nhãn năng lượng.
Theo đó, có 4 nhóm đối tượng nằm trong diện được miễn trừ dán nhãn năng lượng như sau:
- Thứ nhất, nhóm hàng hóa, vật tư thiết bị tạm nhập – tái xuất, Hàng hóa quá cảnh hay hàng hóa chuyển khẩu.
- Thứ hai, hàng hóa doanh nghiệp trong nước sản xuất, gia công phục vụ xuất khẩu (không tiêu thụ trong nước).
- Thứ ba, hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân
- Thứ tư, hàng hóa nhập khẩu phi thương mại: Hành lý cá nhân, hàng hóa ngoại giao, hàng hóa tham gia triển lãm, hội chợ; Quà biếu, tặng; Hàng hóa vật tư, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu đơn chiếc phục vụ mục đích sử dụng thay thế trong các công trình, dự án đầu tư phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thế thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật và các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị bao gồm:
a) Các thông số kỹ thuật của phương tiện, thiết bị.
b) Kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của phương tiện, thiết bị do các phòng thử nghiệm quy định tại Điều 16 Nghị định này cấp.
c) Giấy đề nghị dán nhãn năng lượng.
Điều 5 Thông tư 36/2016/TT-BCT hướng dẫn về hồ sơ thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng như sau:
Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm:
a) Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng, trong đó nêu rõ doanh nghiệp đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận theo mẫu tại Phụ lục 1;
b) Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
c) Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
d) Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu tại khoản 2 Điều này bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xử lý hành chính hành vi hủy hoại tài sản
- Vu khống người khác là hành vi vi phạm gì?
- Tội vu khống người khác bị phạt như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Danh mục hàng hóa phải dán nhãn năng lượng“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục ly hôn đơn phương/ly hôn thuận tình hoặc muốn nhận được sự tư vấn chi tiết hơn về giải quyết ly hôn nhanh, đổi tên giấy khai sinh, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp:
Bước 1. Thử nghiệm mẫu
Căn cứ tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng tương ứng với mặt hàng, doanh nghiệp xác định hàng hóa có thuộc diện phải thử nghiệm hiệu suất hay không. Nếu có, doanh nghiệp tự lấy mẫu phương tiện, thiết bị và số lượng cũng như phương pháp lấy mẫu thử theo tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của Bộ công thương và gửi tới tổ chức được Bộ Công thương chỉ định để thử nghiệm theo tiêu chuẩn tương ứng để được cấp phiếu kết quả thử nghiệm.
Bước 2. Lập hồ sơ
Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị.
Bước 3. Đánh giá chứng nhận
Thời gian tiến hành đánh giá là 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ đăng ký, Tổng Cục Năng lượng xem xét hồ sơ, đánh giá năng lực của doanh nghiệp, sự phù hợp của hồ sơ, kết quả thử nghiệm so với tiêu chuẩn đánh giá, xác định mức tiêu thụ năng lượng so với các tiêu chuẩn đã công bố.
Bước 4. Thực hiện dán nhãn năng lượng
Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu tự thực hiện việc in, dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị được cấp Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng. Lập báo cáo định kỳ về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, kinh doanh và dán nhãn năng lượng gửi về Bộ Công Thương và Sở Công Thương nơi doanh nghiệp có trụ sở trước ngày 15 tháng 01 hàng năm.
Theo Điều 8 Thông tư 36/2016/TT-BCT:
“1. Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra việc dán nhãn năng lượng của doanh nghiệp.
2. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm theo mẫu tại Phụ lục 3 và gửi về Bộ Công Thương và Sở Công Thương.
3. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, các tổ chức thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm để dán nhãn năng lượng theo mẫu tại Phụ lục 4 và gửi về Bộ Công Thương.”
Tùy vào hiệu suất tiêu thụ điện của từng thiết bị mà Bộ Công thương xác nhận thiết bị đó được gắn nhãn 1, 2 cho tới 5 sao. Đây là những con số công bố mức tiêu thụ năng lượng của các thiết bị điện.
Nhãn 5 sao được coi có cấp độ tiêu thụ và sử dụng điện năng tiết kiệm nhất trong bảng xếp hạng tiết kiệm điện do Bộ Công Thương công bố, dĩ nhiên các sản phẩm được gắn nhãn 5 sao cũng thường có giá thành cao hơn so với các sản phẩm khác.
Lưu ý là con số này không thể phản ánh lượng điện năng tiêu thụ trong quá trình sử dụng hàng ngày của bạn vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ như số lần đóng mở cửa tủ lạnh, lượng thực phẩm bỏ vào và ngay cả nhiệt độ môi trường của nhà khách.
Do đó, chỉ số này chỉ nên dùng để tham khảo, so sánh giữa các sản phẩm trước khi quyết định chọn mua. Sản phẩm có chỉ số năng lượng càng cao thì càng tiết kiệm điện.