Hai phương pháp tính thuế đã tạo thành cơ sở pháp lý hình thành nguồn thu ổn định; chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu thuế, phí và lệ phí. Việc triển khai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng bảo đảm động viên; số thu ngân sách nhà nước không giảm so với thuế doanh thu. Để hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của hai phương pháp tính thuế GTGT. Hãy tham khảo ngay bài viết “Đánh giá hai phương pháp tính thuế GTGT” của Luật sư X nhé.
Phương pháp khấu trừ thuế
Ưu điểm
Dưới góc độ của cơ quan quản lý thuế thì phương pháp khấu trừ thuế có những ưu điểm sau:
Thứ nhất, phương pháp này xác định rõ số thuế phải nộp ở từng khâu; từng chủ thể nộp thuế; giúp cơ quan nhà nước dễ áp dụng các quy định của pháp luật về thuế; biết được trách nhiệm của mình trong quá trình tiến hành thu thuế; cũng như xác định đối tượng phải nộp thuế. Và chính nhờ việc xác định rõ được số thuế phải nộp và chủ thể nộp; giúp cho cơ quan thuế thu đúng và đủ số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp; chống thất thu thuế, đảm bảo cho ngân sách nhà nước không bị hao hụt.
Thứ hai, Phương pháp khấu trừ thuế làm đơn giản hóa quá trình quản lý và thu thuế; do đó số thuế phát sinh ở các khâu được phản ánh rõ trên chứng từ hóa đơn. Giúp các cơ quan Nhà nước giảm bớt được các thủ tục hành chính rườm rà, mất thời gian; và đặc biệt quản lý thuế hiệu quả.
Vì khi tính thuế GTGT; cơ quan thuế phải căn cứ vào hóa đơn chứng từ là có thể xác định được; vì số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đã được phản ánh rõ trên hóa đơn, chứng từ. Có thể nói; tính thuế theo phương pháp khấu trừ làm nổi bật về tính trung lập kinh tế của thuế giá trị gia tăng; không làm tăng giá thành sản xuất; không phụ thuộc vào độ dài ngắn của chu trình sản xuất và lưu thông của hàng hóa, dịch vụ
Nhược điểm
Vì điều kiện để được áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; là cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn chứng từ; do đó, để hợp thức hóa điều kiện này nhiều cơ sở kinh doanh đã sử dụng hóa đơn giả để có thể đủ điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; các doanh nghiệp ma được thành lập để kinh doanh hóa đơn, chứng từ giả.
Điều này đã làm cho cơ quan thuế gặp khó khăn trong việc quản lý; xác định hóa đơn là thật hay giả, vì nếu không tiến hành kiểm tra; xem xét một cách kỹ lưỡng thì hậu quả là các cơ sở kinh doanh sẽ trốn thuế thành công; và đồng nghĩa với việc bị thất thu thuế khiến cho ngân sách nhà nước bị thâm hụt. Vì vậy, đây là một vấn đề khiến cho cơ quan thuế phải đau đầu để giải quyết.
Ngoài ra, cơ sở áp dụng phương pháp khấu trừ thuế; được khấu trừ thuế đầu vào, hoàn thuế, điều này khiến cho cơ quan thuế phải tiến hành hai giai đoạn; một giai đoạn thu thuế và sau đó là khấu trừ thuế, hoàn thuế cho cơ sở kinh doanh. Như vậy tính linh hoạt trong quy định này chưa cao; tạo ra nhiều trình tự thủ tục; và những điều kiện phức tạp, khiến cho cơ quan quản lý thuế quá tải việc.
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Ưu điểm
Với phương pháp tính trực tiếp trên GTGT; phương pháp này giúp cho cơ quan thuế tiến hành truy thuế một cách nhanh gọn; “ăn đứt bán đoạn” chỉ phải tiến hành thu trong một lần là xong. Cơ sở áp dụng phương pháp này không được khấu trừ thuế, hoàn thuế; do đó cơ quan thuế không cần phải tiến hành thêm giai đoạn khấu trừ thuế đầu vào; hoàn thuế cho cơ sở kinh doanh như đối với cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Từ đó, việc truy thu thuế của cơ quan thuế được tiến hành nhanh gọn hơn.
Bản chất của phương pháp tính trực tiếp thuế GTGT; là tính trực tiếp vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ; theo nguyên tắc: GTGT được xác định bằng; giá thanh toán bán ra trừ giá thanh toán mua vào tương ứng; sau đó lấy phần GTGT này nhân cho thuế suất thuế GTGT. Do đ, về khía cạnh công thức; thì việc xác định số thuế cơ sở kinh doanh phải nộp cũng khá là đơn giản; qua đó tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế trong quá trình áp dụng tính thuế trong thực tế.
Nhược điểm
Phương pháp tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT; đối với chủ thể nộp thuế thì đơn giản, do không phải đáp ứng đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ; tuy nhiên dưới góc độ của cơ quan quản lý thuế; thì phương pháp này lại là một vấn đề phức tạp; vì khi xác định số thuế phải nộp, cơ quan thuế không thể xác định được chính xác số doanh thu của doanh nghiệp; mà số doanh thu này chỉ dựa trên sự khai báo của chủ thể nộp thuế thông qua hóa đơn bán hàng; nên dễ dẫn đến tình trạng khai báo không đúng để trốn thuế.
Bên cạnh đó, do phương pháp tính trực tiếp đơn giản hơn so với phương pháp khấu trừ; do đó, tỉ lệ cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp này cao hơn so với phương pháp khấu trừ thuế; chính vì thế mà chi phí; và nguồn nhân lực để quản lý cũng tốn kém hơn so với phương pháp khấu trừ thuế.
Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Từ việc Đánh giá hai phương pháp tính thuế GTGT; sau đây Luật sư X xin đưa ra một số biện pháp hoàn thiện pháp luật như:
– Trước hết, đối với các hộ, cá nhân kinh doanh không thể thực hiện đầy đủ chế độ kế toán; thì cần quy định cho cơ quan thuế địa phương áp dụng hợp đồng thuế khoán theo tỷ lệ doanh thu thực tế đầu ra. Tỷ lệ thuế khoán trên doanh thu của hộ, cá nhân kinh doanh; sẽ là cơ sở để khấu trừ thuế cho các doanh nghiệp đang thực hiện phương pháp khấu trừ thuế; khi mua hàng hóa, dịch vụ của hộ kinh doanh làm đầu vào cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp;
– Đối với các hộ kinh doanh có quy mô lớn; các đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp để tính thuế giá trị gia tăng bán hàng hóa, dịch vụ; chịu thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng; để sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
– Cần cho phép các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu; trừ sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ thông thường của hàng mua vào; làm căn cứ để khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Đồng thời, cần quy định lộ trình thực hiện; và cam kết chuyển sang áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đánh giá hai phương pháp tính thuế GTGT”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; CMND còn hạn sử dụng có cần đổi CCCD không? ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 6 Luật thuế Giá trị gia tăng:
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Theo Điều 5 Luật thuế Giá trị gia tăng quy định về các đối tượng không chịu thuế gồm:
– Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
– Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền.
– Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
– Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt.
– Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.
– Chuyển quyền sử dụng đất
– Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm người học, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và tái bảo hiểm….
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.