Chứng cứ luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định, là cơ sở giúp Tòa án đưa ra kết luận cuối cùng, vì vậy Chứng cứ có vai trò rất quan trọng quyết định đến kết quả cuối cùng của bản án. Vì vậy việc thu thập đánh giá chứng cứ phải được thực hiện theo trình tự của pháp luật. Vậy Đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự như thế nào? Hãy cùng Luật sư x tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là gì?
Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự có đề cập đến vụ án dân sự, theo đó các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động được gọi chung là vụ án dân sự. Có thể hiểu một cách đơn giản, vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì cá nhân, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp“.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những gì đương sự cung cấp thì chỉ là căn cứ, bằng chứng, nếu muốn được coi là chứng cứ thì phải qua một quá trình chứng minh điều tra và phải được thẩm phán hoặc hội thẩm gọi chung là người tiến hành tố tụng ra quyết định.
Yếu tố chứng minh chứng cứ hợp pháp
Chứng cứ luôn cần phải đảm bảo 03 yếu tố: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp nhằm tìm ra sự thật khách quan. Cụ thể:
– Tính khách quan: chứng cứ không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người – không được tạo ra chứng cứ. Do đó, con người chỉ có thể nhận thức về nó, thu thập, nghiên cứu, đánh giá nó, chứ không thể tạo ra chứng cứ theo đúng ý nghĩa, bản chất của chứng cứ.
Mọi hành vi sửa chữa, thay đổi, tạo ra cái gọi là chứng cứ, thì đó chắc chắn không phải là chứng cứ của vụ án, đó là giả chứng cứ. Vì vậy, khi thu thập, nghiên cứu về chứng cứ phải rất chú ý đến tính khách quan của chứng cứ, phải xem xét nội dung các tài liệu có phải xác thực hay không, nó xuất hiện khi nào? ai là người viết, ai là người quản lý, lưu giữ hay phát hiện ra nó; chứng cứ đó có phản ánh đúng bản chất của sự việc hay không… để xem xét, đánh giá nó như nó vốn có.
– Tính liên quan: chứng phải liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vụ việc. Sự liên quan này có thể là trực tiếp, rất dễ nhận ra, nó giúp chúng ta nhận thức ra ngay bản chất, sự thật khách quan của vụ việc dân sự đó.
– Tính hợp pháp: chứng cứ phải được thu thập, bảo quản, xem xét, đánh giá, nghiên cứu theo trình tự, thủ tục luật định. Ví dụ: chứng cứ phải là một trong các nguồn theo quy định của BLTTDS, phải được giao nộp trong một thời gian luật quy định…
Đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự như thế nào?
Khi đương sự, người làm chứng, cơ quan, tổ chức … đã cung cấp chứng cứ hoặc tài liệu, chứng cứ do Tòa án trực tiếp thu thập thì trên cơ sở tất cả những chứng cứ đã thu thập được, Tòa án phải xem xét, phân tích, so sánh, đánh giá chứng cứ. và tình huống Liên kết và mối quan hệ chặt chẽ với các sự kiện và tình huống khác.
Việc xác định các liên kết có liên quan là điều kiện cần thiết để xác định tính xác thực khách quan của vụ án. Quá trình nghiên cứu và xem xét bằng chứng cũng là quá trình đánh giá bằng chứng để xác định giá trị xác suất và mức độ liên quan của nó cũng như mối liên hệ của nó với các bằng chứng khác.
Giá trị thử thách của chứng cứ nằm ở chỗ dựa trên chứng cứ đó, tòa án có thể xác định xem có các tình tiết hỗ trợ cho yêu cầu của đương sự hay không. Các tình huống không có giá trị thử thách sẽ bị “loại bỏ” trong quá trình đánh giá bằng chứng.
Khi đánh giá chứng cứ, trước hết phải đánh giá từng mẩu chứng cứ, xem xét tính hợp pháp của chứng cứ, đánh giá tính chính xác, đánh giá giá trị thử thách của từng chứng cứ. Vì vậy, thẩm phán phải hiểu rõ đặc điểm của từng loại chứng cứ, đánh giá đó là chứng cứ trực tiếp hay chứng cứ gián tiếp, chứng cứ gốc hay chứng cứ sao chép,… và phải xem xét, đánh giá tổng thể mối quan hệ của tất cả các chứng cứ. Bằng chứng trong các tài liệu để xác định giá trị xác suất của nó.
Cách xác định chứng cứ như thế nào?
Điều 95 của Bộ luật tố tụng dân sự về xác định nguồn chứng cứ được quy định như sau
- Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
- Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
- Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử; chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax; và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
- Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
- Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành; theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự như thế nào?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu xác nhận tình trạng độc thân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 nguồn chứng cứ bao gồm:
+ Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
+ Vật chứng.
+ Lời khai của đương sự.
+ Lời khai của người làm chứng.
+ Kết luận giám định.
+ Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
+ Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
+ Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
+ Văn bản công chứng, chứng thực.
+ Các nguồn khác mà pháp luật có quy định”
Chứng cứ và nguồn chứng cứ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nguồn chứng cứ được hiểu là nơi rút ra các chứng cứ. Tòa án chỉ có thể thu thập nguồn chứng cứ, từ đó rút ra chứng cứ. Bất kỳ loại chứng cứ nào cũng nằm trong nguồn chứng cứ nhất định, nhưng không có nghĩa là khi thu thập một nguồn chứng cứ nào thì đó nhất thiết trong đó sẽ chứa đựng chứng cứ.
Dựa vào hình thức, phân loại chứng cứ làm hai loại như sau:
– Chứng cứ gốc là những lời khai của người biết đầu tiên; không thông qua một ai; trực tiếp mình nhìn thấy, nghe thấy.
– Chứng cứ sao chép thuật lại là chứng cứ mà một người được kể lại từ một người khác, hay thuật lại, tường thật lại.