Không khó để bắt gặp các video, hình ảnh đánh đập, giết chết chó mèo tàn bạo, ghê rợn trên mạng xã hội; gây ám ảnh, sợ hãi và thậm chí là phận nộ cho người xem. Vậy hành vi đánh đập ngược đãi chó mèo có vi phạm pháp luật không? Nếu vi phạm, thì bị xử lý như thế nào? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài tư vấn này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Đánh đập ngược đãi chó mèo có vi phạm pháp luật không?
Hiện này, nhiều đối tượng trộm chó, mèo sử dụng đến chích điện, bã chó, hung khí đánh đập gây ra cái chết đau đớn cho chúng. Hay hành vi nuôi chó, mèo làm cảnh, trong lồng sắt chật hẹp, đánh đập, ngược đãi khiến con vật khổ sở, không tự do. Cách đây không lâu, video con chó bị ném từ tầng 24 của khách sạn xuống đất được đăng tải thông tin lên mạng xã hội, khiến rất nhiều người sợ hãi, phẫn nộ…. Vậy đánh đập ngược đãi chó mèo có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 và khoản 4 Điều 69 Luật chăn nuôi 2018 quy định như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
… 5, Vật nuôi bao gồm gia súc, gia cầm và động vật khác trong chăn nuôi.
Điều 69. Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
… 4, Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.
Theo quy định trên, chó, mèo là vật nuôi. Mà theo nguyên tắc về đối xử nhân đạo với vật nuôi, cấm tổ chức, cá nhân đánh đập, hành hạ vật nuôi. Như vậy, hành vi đánh đập, ngược đãi chó, mèo là hành vi vi phạm pháp luật.
Đánh đập ngược đãi chó mèo bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi đánh đập vật nuôi như sau:
Điều 29. Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
1, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.
Hành vi đánh đập, hành hạ, ngược đãi vật nuôi có thể hiểu là hành vi đối xử tàn ác; sử dụng vũ lực để đánh đập, bắt trói, giam cầm hoặc không cho ăn, không cho uống, không chăm sóc… vật nuôi.
Theo quy định trên, người có hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi; tùy theo tính chất mức độ, hậu quả vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Hơn nữa, đánh đập ngược đãi chó mèo có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung nếu đánh đập chó mèo trước khi giết mổ hoặc không có biện pháp gây ngất chó mèo trước khi giết mổ.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Trộm thú cưng bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 3 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đánh đập chó mèo là 01 năm. Trừ trường hợp đánh đập chó mèo trong quá trình nuôi chó mèo làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Khi vật nuôi bị trộm, người chủ thường vô cùng bức xúc, ức chế, dẫn đến hành vi đánh đập kẻ trộm.
Tuy nhiên, việc đánh kẻ trộm vật nuôi là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt như sau:
+ Bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng về hành vi cố ý gây thương tích cho người khác; nếu người chủ vật nuôi đánh kẻ trộm và gây thương tích dưới 11% (điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
+ Người chủ vật nuôi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017; nếu đánh kẻ trộm và gây thương tích trên 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như: dùng hóa chất nguy hiểm, thực hiện với người dưới 16 tuổi, dùng hung khí nguy hiểm,…
Hành vi trộm mèo có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tuy vào tình chất mức độ, hậu quả, giá trị của con mèo bị trộm. Cụ thể như sau:
+ Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; Trường hợp giá trị của con mèo bị trộm cắp dưới 2.000.000 đồng; và người có hành vi trộm mèo chưa bị xử lý hành chính về hành vi trộm cắp tài sản; chưa bị kết án về một trong các tội chiếm đoạt tài sản; thì bị phạt hành chính từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.
+ Người trộm mèo có thể bị bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; trong trường hợp giá trị của con mèo bị trộm lớn hơn 2.000.000 đồng; hoặc trường hợp giá trị của con mèo dưới 2.000.000 đồng nhưng người có hành vi trộm mèo đã bị xử lý hành chính về hành vi trộm cắp tài sản, hoặc đã bị bị kết án về một trong các tội chiếm đoạt tài sản.