Cá là một trong những nguồn lợi thủy hải sản lớn của nước ta hiện nay. Đối với các loài cá sinh sống trong nguồn nước tự nhiên như biển, sông, suối,…sẽ thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Theo đó, các tổ chức, cá nhân khi được cho phép khai thác cá tại các tại nguồn nước này sẽ phải tuân thủ theo đúng các quy định mà pháp luật đã đặt ra. Việc khai thác nguồn tài nguyên cá tại các khu vực có nguồn nước tự nhiên phải căn cứ vào trữ lượng cá hiện tại, không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học đặc biệt là không sử dụng điện để đánh bắt cá. Trong trường hợp cố tình vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền hoặc nghiêm trọng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy hiện nay pháp luật quy định về việc đánh bắt cá bằng điện xử phạt như thế nào? Đánh bắt cá bằng điện bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 42/2019/NĐ-CP
- Luật thủy sản năm 2017
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Đánh bắt cá bằng điện có bị pháp luật cấm trong trường hợp nào?
Cá là một trong những nguồn lợi thủy sản có giá trị cao về mặt kinh tế, khoa học cũng như du lịch, giải trí.
Hành vi dùng điện hay nói theo cách khác là dùng xung điện, kích điện để bắt cá là việc đưa trực tiếp nguồn điện xuống nơi có nguồn nước như sông, hồ, ao, suối,…dẫn đến hậu quả làm cho những loài cá khi chịu tác động trực tiếp bởi nguồn điện sẽ bị trở nên yếu hơn hoặc bị chết, sau đó nổi lên mặt nước. Điều này sẽ giúp cho việc đánh bắt trở nên dễ dàng hơn.
Căn cứ tại Điều 7 Luật thủy sản năm 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản. Trong đó tại khoản 7 của Điều luật này quy định:
“7. Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi đánh bắt cá bằng điện trái phép dưới bất kỳ hình thức nào tại các nguồn nước tự nhiện thì sẽ đều bị pháp luật nghiêm cấm
Đánh bắt cá bằng điện xử phạt như thế nào?
Hành vi đánh bắt cá bằng điện không chỉ là mối đe dọa đến số lượng các loài cá mà còn gây ảnh hưởng lớn đến các sinh vật dưới nước khác. Đây là hành vi vi phạm quy định của nhà nước trong việc nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản.
Hiện nay, pháp luật quy định đối với thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
Đối với việc xử phạt hành chính về hành vi đánh bắt cá bằng điện thì căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, đối với trường hợp không sử dụng tàu cá.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản.
3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1,2, 3 và 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này”.
Như vậy, đối với các trường hợp vi phạm hành vi đánh bắt cá bằng điện trái phép có thể phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng. Tuy nhiên, mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân còn đối với trường hợp tổ chức có hành vi vi đánh bắt cá bằng điện thì mức phạt tiền sẽ bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Đánh bắt cá bằng điện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính, buộc khắc phục hậu quả của hành vi đánh bắt cá bằng điện đối với tổ chức, cá nhân vi phạm thì hiện nay, đối với các trường hợp thực hiện hành vi này gây nên hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự. Hình phạt tù cao nhất đối với hành vi này có thể lên đến 10 năm áp dụng đối cho cá nhân và cao nhất là 05 năm áp dụng đối với pháp nhân thương mại.
Căn cứ theo quy định tại Điều 242 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, theo đó đối với các trường hợp thực hiện hành vi vi phạm đánh bắt cá bằng điện thì sẽ bị xử lý hình sự theo các khung hình phạt như sau:
“1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
……..
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:
a) Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Làm chết người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc thủy sản thu được trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đánh bắt cá bằng điện xử phạt như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như chuyển đất ao sang thổ cư.Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Ai có thẩm quyền chứng thực di chúc theo quy định năm 2023
- Xác nhận không tranh chấp đất đai mới năm 2023
- Mẫu tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp mới năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo Chương III Nghị định 42/2019/NĐ-CP các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi dùng điện đánh cá như sau: Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi dùng điện đánh bắt thủy, hải sản bao gồm: Chủ tịch UBND các cấp; Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường cấp tỉnh; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Cục Quản lý thị trường; Chi cục thủy sản có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Kiểm ngư…..
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 và Điều 28 Nghị định 42/2019/NĐ-CP, thì đối với trường hợp đánh bắt cá bằng điện sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, bao gồm: Tàu cá, ngư cụ, công cụ kích điện, chất cấm, hóa chất, hóa chất cấm, chất độc, thủy sản và sản phẩm thủy sản khai thác, giấy chứng nhận, xác nhận, giấy phép, văn bản cho phép, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn và buộc thả lại thủy sản còn sống trở về với môi trường.