Được đứng trong hàng ngũ của Đảng là ước muốn của không ít người dân Việt Nam. Tuy nhiên, khi là một Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta sẽ không chỉ phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, mà còn phải tuân theo Điều lệ Đảng và các văn bản khác của Ban Chấp hành Trung ương. Vậy Đảng viên có được phép định cư ở nước ngoài không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đảng viên có được phép định cư ở nước ngoài không?
Định cư ở nước ngoài là gì?
Định nghĩa người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nêu tại khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 như sau:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài
Từ quy định này, có thể thấy, định cư ở nước ngoài không đồng nghĩa với nhập quốc tịch nước ngoài. Nhiều trường hợp, định cư ở nước ngoài nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam.
Đảng viên định cư ở nước ngoài: Có được không?
Một trong những điều cấm Đảng viên thực hiện được nêu tại Điều 9 Quy định 37-QĐ/TW là:
Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định.
Để hướng dẫn cụ thể điều cấm này với Đảng viên, Uỷ ban kiểm tra Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã nêu cụ thể tại khoản 4 Điều 9 Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW như sau:
Đảng viên không được
[…]
Nhập quốc tịch nước ngoài, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài không báo cáo, kê khai với tổ chức đảng quản lý trực tiếp, không đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, theo Hướng dẫn 12 năm 2022, Đảng viên có thể chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài trong các trường hợp đi học, đi xuất khẩu lao động ở ngoài nước…
Có thể thấy, thời gian ra nước ngoài trong các trường hợp nêu trên thường ngắn, có thời hạn cụ thể, rõ ràng thì mới được chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài sinh hoạt.
Trường hợp Đảng viên ra nước ngoài định cư theo vợ, chồng là người nước ngoài
Theo quy định tại điểm 2, Điều 2, Quy định số 127-QĐ/TW ngày 03/11/2004 của Ban Bí thư về việc đảng viên có quan hệ hôn nhân với người nước ngoài (theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam):
Đảng viên theo vợ hoặc chồng (là người nước ngoài) ra nước ngoài định cư lâu dài thì tự nguyện làm đơn xin ra khỏi Đảng. Trường hợp đảng viên chưa nhập quốc tịch nước ngoài và không làm đơn xin ra khỏi Đảng thì tổ chức đảng xem xét việc xóa tên trong danh sách đảng viên; trường hợp đảng viên đã nhập quốc tịch nước ngoài (kể cả trường hợp còn giữ quốc tịch Việt Nam) thì tổ chức đảng làm thủ tục xóa tên trong danh sách đảng viên (trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư quyết định)
Như vậy, khi Đảng viên ra nước ngoài định cư theo vợ, chồng là người nước ngoài thì làm đơn xin ra khỏi Đảng. Nếu không làm đơn cũng chưa nhập quốc tịch thì sẽ bị xem xét xoá tên trong danh sách Đảng viên.
Tóm lại, Đảng viên sẽ không được nhập quốc tịch nước ngoài cũng như chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài và mở tài sản cũng như mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định. Đồng thời, nếu theo vợ hoặc chồng là người nước ngoài ra nước ngoài định cư thì sẽ bị xoá tên trong danh sách Đảng.
Chỉ trường hợp ra nước ngoài để học tập, làm việc… trong thời gian ngắn, cố định… thì có thể thực hiện thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng ra nước ngoài để sinh hoạt trong khoảng thời gian không có mặt tại Việt Nam.
Đảng viên có được kết hôn với người nước ngoài không?
Tại Điều 8 Luật Hôn nhan và Gia đình có nêu điều kiện đăng ký kết hôn. Trong đó, không có quy định nào cấm Đảng viên không được kết hôn với người nước ngoài. Tuy nhiên, theo Quy định 102 năm 2017, nếu vi phạm các trường hợp về kết hôn với người nước ngoài sau đây, Đảng viên sẽ bị xử lý kỷ luật Đảng:
– Không báo cáo trung thực bằng văn bản với chi bộ về việc có con hoặc bản thân kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Cố tình kết hôn với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn…
Theo đó, tuỳ từng mức độ vi phạm, Đảng viên có thể bị khiển trách hoặc nặng nhất là khai trừ theo Điều 25 Quy định 102 năm 2017.
Có thể bạn quan tâm:
- Đảng viên ngoại tình có bị khai trừ Đảng không?
- Trình tự kết nạp đảng viên mới được thực hiện ra sao?
- Mất thẻ đảng viên có bị kỷ luật không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Đảng viên có được phép định cư ở nước ngoài không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng; các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng; giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị; Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên; hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú; được nhân dân tín nhiệm đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Theo đó, khoản 2 Điều 35 Điều lệ Đảng quy định các hình thức kỷ luật gồm:
– Với tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
– Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
– Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Đặc biệt, Đảng viên sau khi chuyển công tác; nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm thì vẫn bị xem xét, kết luận. Nếu vi phạm ở mức phải thi hành kỷ luật thì phải kỷ luật.