Đảng viên là lực lượng nòng cốt, cấu thành nên Đảng cộng sản Việt Nam, giữ vai trò chủ chốt để dẫn dắt nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa. Để được trở thành một Đảng viên thì công dân Việt Nam cần phải đáp ứng được các tiêu chí, điều kiện nghiêm ngặt, phải có phẩm chất đạo đức tốt và có lý lịch trong sạch. Để được đứng trong hàng ngũ Đảng viên, thì phải tuân thủ theo những quy định, kỷ luật nghiêm ngặt. Những trường hợp sai phạm sẽ bị kỷ luật, thậm chí khai trừ khỏi Đảng. Vậy khi “Đảng viên bị kỷ luật có được dự đại hội chi bộ không”?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Đảng viên bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Tại Điều 39 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định những nội dung này như sau:
– Đầu tiên đảng viên vi phạm phải vi phạm vi phạm kỷ luật phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật. Trường hợp từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật.
Trong trường hợp cần thiết cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.
– Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm trình bày ý kiến.
– Quyết định của cấp dưới về kỷ luật đảng viên vi phạm phải báo cáo lên cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp.
Nếu đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên.
– Quyết định của cấp trên về kỷ luật đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm.
Trường hợp cần thông báo rộng hơn thì do cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
– Kỷ luật đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định.
– Đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng một tháng, kể từ ngày nhận quyết định, có quyền khiếu nại với cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra cấp trên cho đến Ban Chấp hành Trung ương.
Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật, thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
– Khi nhận khiếu nại kỷ luật, cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra thông báo cho đảng viên khiếu nại biết.
Chậm nhất ba tháng đối với cấp tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương đương, sáu tháng đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại, phải xem xét, giải quyết, trả lời cho tổ chức đảng và đảng viên khiếu nại biết.
– Trong khi chờ giải quyết khiếu nại đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật.
Nguyên tắc xử lý kỷ luật Đảng viên
Theo Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau:
– Tất cả tổ chức đảng và đảng viên bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phải xem xét thi hành kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời.
– Thi hành kỷ luật phải đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Đảng.
– Khi xem xét kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, ý thức, thái độ tự phê bình, tiếp thu phê bình và kết quả sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
– Một hành vi vi phạm chỉ bị kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Khi cùng một thời điểm xem xét kỷ luật nếu có từ hai hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật cao nhất; không tách riêng từng hành vi vi phạm để thi hành các hình thức kỷ luật khác nhau và kỷ luật nhiều lần.
– Sau 12 tháng, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ đối với đảng viên hoặc quyết định kỷ luật giải tán đối với tổ chức đảng), nếu tổ chức đảng, đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
– Tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan, sai, thì tổ chức đảng ra quyết định kỷ luật phải hủy bỏ hoặc thay đổi quyết định kỷ luật cho phù hợp; nếu tổ chức đảng không thực hiện thì tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền quyết định, đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng đã ra quyết định kỷ luật oan, sai, nếu có vi phạm đến mức phải kỷ luật thì xử lý theo quy định.
– Tổ chức đảng bị kỷ luật đã chuyển giao, chia tách, sáp nhập hoặc kết thúc hoạt động thì việc công bố quyết định kỷ luật thực hiện ở tổ chức đảng đã tiếp nhận việc chuyển giao, chia tách, sáp nhập hoặc tổ chức đảng cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đó.
– Kỷ luật tổ chức đảng phải xem xét rõ trách nhiệm của tổ chức, đồng thời xem xét trách nhiệm của từng cá nhân liên quan để kỷ luật đối với đảng viên vi phạm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu.
Đảng viên trong tổ chức đảng bị kỷ luật phải chịu trách nhiệm về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật của tổ chức đảng đó và phải ghi vào lý lịch đảng viên; đảng viên không bị kỷ luật về cá nhân vẫn được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thực hiện công tác cán bộ theo quy định. Đảng viên không tán thành hoặc không liên quan trực tiếp đến vi phạm của tổ chức đảng cũng phải ghi rõ vào lý lịch đảng viên.
– Đảng viên vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đảng viên vi phạm pháp luật đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị truy nã, bị toà án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì khai trừ ra khỏi Đảng; nếu hình phạt nhẹ hơn cải tạo không giam giữ thì tùy nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để thi hành kỷ luật đảng tương xứng. Nếu làm thất thoát tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước, của tổ chức, cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm và bồi thường.
– Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử phạt của pháp luật. Đảng viên bị kỷ luật về đảng thì cấp ủy quản lý đảng viên đó phải kịp thời chỉ đạo hoặc đề nghị cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội có thẩm quyền, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về Đảng, phải kỷ luật về hành chính, đoàn thể (nếu có) theo quy định của cơ quan nhà nước, đoàn thể.
Khi các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan bảo vệ pháp luật thi hành kỷ luật, khởi tố bị can hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên, người lao động là đảng viên thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức đảng quản lý đảng viên đó biết. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức đảng quản lý đảng viên phải quyết định thi hành kỷ luật về Đảng.
– Trong cùng một vụ việc có nhiều đảng viên vi phạm thi mỗi đảng viên phải bị kỷ luật về hành vi vi phạm của mình.
– Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có vi phạm ở cơ quan, đơn vị cũ đến mức phải kỷ luật thì xem xét kỷ luật theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Không điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; phong, tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng, Nhà nước đối với đảng viên đang bị tổ chức đảng xem xét xử lý kỷ luật.
Đảng viên bị kỷ luật có được dự đại hội chi bộ không?
Đảng viên bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì không được cơ cấu vào cấp ủy, bố trí làm cán bộ chủ chốt, bầu làm đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu bầu vào các chức vụ cao hơn khi quyết định kỷ luật chưa hết hiệu lực.
Cán bộ, đảng viên đang trong thời gian bị kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, xem xét, xử lý kỷ luật, bị kiến nghị xử lý vi phạm theo kết luận thanh tra, giải quyết tố cáo và bị điều tra thì chưa thực hiện quy hoạch, ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, nâng ngạch, bậc, phong, thăng quân hàm, nâng lương, phong tặng danh hiệu, khen thưởng, từ chức hoặc thôi việc.
Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng nhằm ngăn chặn hành vi gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận của tổ chức đảng có thẩm quyền, hoặc hành vi làm cho vi phạm trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, chỉ áp dụng trong các trường hợp sau:
– Đảng viên (kể cả cấp uỷ viên) bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền quyết định truy tố, tạm giam; có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cụ thể cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp uỷ và công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng thì phải đình chỉ sinh hoạt đảng.
– Cấp uỷ viên có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cụ thể, cố ý gây trở ngại cho công tác kiểm tra kỷ luật của Đảng hoặc bị cơ quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định khởi tố thì đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ. Cấp uỷ viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng thì đương nhiên bị đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ.
– Tổ chức đảng có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cụ thể cố ý gây trở ngại cho hoạt động của tổ chức đảng, cho công tác lãnh đạo và kiểm tra của Đảng thì đình chỉ hoạt động.
– Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp uỷ, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng
+, Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên, đình chi sinh hoạt cấp uỷ đối với cấp uỷ viên có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng là 90 ngày làm việc; trường hợp cần thiết phải gia hạn thì thời hạn đình chỉ kể cả gia hạn không quá 180 ngày làm việc.
+, Thời hạn đình chỉ hoạt động đối với tổ chức đảng không quá 90 ngày làm việc.
+, Thời hạn đình chỉ sinh hoạt đảng đối với đảng viên, cấp uỷ viên bị truy tố, tạm giam; thời hạn đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên được tính theo thời hạn khởi tố, truy tố, thời hạn tạm giam (kể cả gia hạn nếu có) theo quy định của pháp luật.
Đảng viên là thủ trưởng của cơ quan pháp luật có thẩm quyền, quyết định khởi tố, truy tố, tạm giam đối với công dân là đảng viên phải chỉ đạo thông báo ngay bằng văn bản các quyết định nói trên (kể cả khi gia hạn) đến cấp uỷ hoặc uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ quản lý đảng viên đó. Tổ chức đảng quản lý đảng viên bị khởi tố, tạm giam, truy tố cần chủ động quan hệ với tổ chức đảng và đảng viên là thủ trưởng cơ quan pháp luật (cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử), nắm chắc thời hạn bị khởi tố, truy tố, tạm giam của đảng viên, không để bị kéo dài so với quy định của pháp luật.
Như vậy, Đảng viên bị kỷ luật bị đình chỉ sinh hoạt đảng thì sẽ không được dự đại hội chi bộ.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Người chết có lấy được bảo hiểm xã hội” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo mẫu đơn xin trích lục khai tử… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu phân bón
- Thủ tục mua nhà sổ chung
- Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 3 Điều 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
“Điều 24.
1. Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ.
2. Chi bộ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị; giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên; làm công tác vận động quần chúng và công tác phát triển đảng viên; kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật đảng viên; thu, nộp đảng phí. Chi bộ, chi uỷ họp thường lệ mỗi tháng một lần.
3. Đại hội chi bộ do chi uỷ triệu tập năm năm hai lần; nơi chưa có chi uỷ thì do bí thư chi bộ triệu tập. Khi được đảng uỷ cơ sở đồng ý có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá sáu tháng.
4. Chi bộ có dưới chín đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ; nếu cần, bầu phó bí thư. Chi bộ có chín đảng viên chính thức trở lên, bầu chi uỷ, bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi uỷ viên.”
Như vậy đại hội chi bộ được triệu tập 05 năm hai lần do chi ủy hoặc bí thư chi bộ triệu tập.
Theo Điều 7 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về hình thức kỷ luật như sau:
“Điều 7. Hình thức kỷ luật
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.”
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 2 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
…
5. Sau 12 tháng, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ đối với đảng viên hoặc quyết định kỷ luật giải tán đối với tổ chức đảng), nếu tổ chức đảng, đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
Như vậy, sau 12 tháng kể từ ngày bị xử lý kỷ luật khiển trách mà đảng viên không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật hết hiệu lực (tức là đảng viên sẽ được xóa kỷ luật).