Thưa luật sư, tôi có con mới chuẩn bị lên lớp 12 mà có nguyện vọng thi vào trường công an nhân dân. Tôi muốn trang bị một số kiến thức cơ bản liên quan đến các trường để có thể tư vấn cho con chọn chuyên ngành phù hợp. Tôi có được nghe nói đến an ninh phi truyền thống. Luật sư có thể tư vấn cho tôi Đặc điểm của an ninh phi truyền thống là gì? An ninh phi truyền thống có đặc điểm gì khác so với an ninh khác? Mong luật tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Đặc điểm của an ninh phi truyền thống là gì? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!
Căn cứ pháp lý
An ninh phi truyền thống là gì?
An ninh quốc gia hiểu theo một nghĩa đơn giản nhất, là khả năng giữ vững sự an toàn trước các mối đe dọa ở cả bên ngoài và bên trong. Nội dung cơ bản của an ninh quốc gia là bảo vệ lợi ích quốc gia và loại bỏ các mối đe dọa tới lợi ích đó. An ninh quốc gia bao hàm an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.
An ninh phi truyền thống là một cụm từ mới, bắt đầu được nói đến vào những năm 80 của thế kỷ XX, sử dụng nhiều trong thập niên đầu thế kỷ XXI, an ninh phi truyền thống trở thành một thuật ngữ phổ biến trong các hội nghị, diễn đàn khu vực, quốc tế, hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia, các tổ chức cũng như các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế đương đại.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều cách hiểu, quan niệm khác nhau về an ninh phi truyền thống. Giới nghiên cứu trong nước và quốc tế hiện nay chưa thống nhất được một khái niệm hoàn chỉnh xung quanh thuật ngữ này, nhưng có thể hiểu một cách khái quát như sau:
An ninh phi truyền thống là an ninh mang tính chất phi quân sự và các vấn đề an ninh phi truyền thống là tất cả những mối đe dọa đến chủ quyền quốc gia và sự tồn tại của con người cũng như sự phát triển nói chung ngoài xung đột quân sự, chính trị và ngoại giao. An ninh phi truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực như an ninh kinh tế, môi trường sinh thái, khủng bố xuyên quốc gia, buôn lậu vũ khí, xung đột sắc tộc và tôn giáo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu ma túy, di cư trái phép, cướp biển và rửa tiền…
Đặc điểm của an ninh phi truyền thống là gì
Sau khi tìm hiểu an ninh phi truyền thống là gì? Có thể kết luận đưa ra một số những đặc điểm chủ yếu của An ninh phi truyền thống như sau:
+ An ninh phi truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến an ninh quốc gia và khó đối phó hay giải quyết đơn phương bằng biện pháp quân sự.
+ Các vấn đề an ninh phi truyền thống diễn ra ảnh hưởng trên phạm vi khu vực hoặc toàn cầu, mang tính xuyên quốc gia. Nó có thể phát sinh từ một quốc gia này nhưng có khả năng lan tỏa với tốc độ nhanh, phạm vi rộng đến quốc gia khác (biến đổi khí hậu, tội phạm mạng, dịch bệnh lây lan nhanh ở người, gia súc và cây trồng…)
+ Có thể chia các vấn đề an ninh phi truyền thống thành hai nhóm bạo lực phi quân sự và phi bạo lực, trong đó nhóm bạo lực phi quân sự bao gồm khủng bố, tội phạm có tổ chức…; còn nhóm các hoạt động phi bạo lực bao gồm kinh tế, văn hóa, môi trường và dịch bệnh…
+ Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống thường do các tác nhân tự nhiên hoặc do các tổ chức ngoài nhà nước, nhóm người hoặc cá nhân tiến hành; còn an ninh truyền thống là xung đột giữa quân đội các nhà nước.
+ Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống hủy hoại an ninh quốc gia dần dần và lâu dài, vì nó tác động đến các yếu tố mang tính hạt nhân hoặc bệ đỡ cho ổn định và phát triển (cá nhân con người, cộng đồng xã hội, hệ thống thể chế, hạ tầng kỹ thuật chiến lược và môi trường sống).
+ An ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống là hai mặt của khái niệm an ninh toàn diện. Vì vậy, an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống cùng tác động đến xây dựng chiến lược an ninh quốc gia,… bảo đảm ổn định và phát triển của quốc gia.
Đặc điểm của An ninh phi truyền thống tại Việt Nam
Ở Việt Nam, thuật ngữ an ninh phi truyền thống cũng bắt đầu được sử dụng, đồng thời cũng là chủ đề hấp dẫn đối với giới nghiên cứu nói chung, khoa học chính trị, an ninh, quốc phòng nói riêng.
Một số quan niệm về an ninh phi truyền thống của giới học giả Việt Nam cũng được hình thành:
+ Theo Tạ Minh Tuấn, an ninh phi truyền thống bao gồm các vấn đề: chủ nghĩa khủng bố quốc tế, buôn bán ma túy và tội phạm xuyên quốc gia, HIV/AIDS, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp, đói nghèo, chệch hướng phát triển, xuống cấp môi trường, thảm họa thiên nhiên, an ninh thông tin, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD)….
+ Tác giả Lê Văn Cương lại tiếp cận an ninh phi truyền thống từ các yếu tố mang tính chất phi quân sự như: chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa khủng bố, an ninh tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh khoa học – kỹ thuật, hiệu ứng nhà kính với sự nóng lên của Trái đất và mất cân bằng sinh thái (an ninh môi trường sinh thái), buôn lậu ma túy, dịch bệnh truyền nhiễm (đối với người, gia súc và cây trồng), tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, rửa tiền, tấn công mạng, di dân bất hợp pháp, bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn nước, cướp biển, kinh tế ngầm….
+ Tại Đại hội XI của Đảng (tháng 4/2011) chính thức sử dụng khái niệm an ninh phi truyền thống với các vấn đề được chỉ ra, như: chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế bùng nổ dân số, phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh hiểm nghèo.
+ Đại hội XII (tháng 01/2016) đặt an ninh phi truyền thống bên cạnh an ninh truyền thống, chỉ ra một số vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố. Đồng thời có lưu ý đến “các hình thái chiến tranh kiểu mới” với hàm ý khả năng chuyển hóa giữa an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống.
Các vấn đề pháp lý về an ninh phi truyền thống:
Hợp tác để đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống luôn là nội dung được ASEAN đặc biệt quan tâm. Chính vì tính cấp thiết và tầm quan trọng của vấn đề này mà tại các hội nghị chính thức của ASEAN đây là vấn đề nóng được thảo luận trên bàn nghị sự, và các văn kiện của hội nghị đều ít nhiều đề cập đến vấn đề an ninh phi truyền thống.
Hiến chương ASEAN là văn bản khai sinh ra tổ chức ASEAN, chủ yếu là các quy phạm quy định những vấn đề thuộc về cơ cấu, tổ chức của ASEAN nhưng cũng ít nhiều đề cập đến vấn đề an ninh phi truyền thống: Tại các khoản 1, 3, 8, 12 Điều 1 Hiến chương, tuy không đề cập trực tiếp đến khái niệm an ninh phi truyền thống nhưng các mục tiêu hướng đến của ASEAN là nội dung của vấn đề này.
1, Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình khu vực;
3, Duy trì Đông Nam Á là một khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt;
8, Đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới phù hợp với các nguyên tắc an ninh toàn diện;
12, Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN một môi trường an toàn, an ninh và không có ma túy.
Tại hội nghị các thành viên ARF cùng xây dựng bộ khung pháp lý cho việc giải quyết vấn đề này, các văn kiện của hội nghị có ý nghĩa rất lớn thể hiện thái độ cương quyết, tận tâm cùng hợp tác để đối phó với vấn đề an ninh phi truyền thông. Có thể thấy, trước đây các vấn đề an ninh truyền thống là trung tâm của các kỳ họp an ninh khu vực, song những năm gần đây sức nóng của hội nghị lại chuyển sang vấn đề an ninh phi truyền thống. Tại hội nghị ARF năm 2010 được tổ chức tại Việt Nam Các Bộ trưởng đã thảo luận các vấn đề an ninh phi truyền thống như lương thực và an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu, di cư bất hợp pháp, ma túy và buôn bán người, và vi phạm bản quyền, và đã nhất trí về sự cần thiết phải hành động cụ thể và tăng cường hợp tác để giải quyết những thách thức này. Các Bộ trưởng ủng hộ các nỗ lực khu vực và toàn cầu tiếp tục chống buôn lậu, nhập cư và buôn bán người, bao gồm cả thông qua quá trình Bali. Họ nhắc lại rằng sự hợp tác giữa các nước có nguồn, được vận chuyển qua với sự hỗ trợ của UNHCR, IOM và INTERPOL là rất quan trọng để kiểm soát sự chuyển động bất thường của người dân.
Các Bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng nhận thức chung về các mối đe dọa và thách thức trong an ninh hàng hải. Các Bộ trưởng đánh giá cao công việc của Hội nghị giữa kỳ về An ninh Hàng hải (ISM-MS) trong việc thúc đẩy nhận thức và hợp tác cụ thể về an ninh hàng hải. Về vấn đề này, các Bộ trưởng giao nhiệm vụ ISM-MS để phát triển một Kế hoạch Công tác ARF về an ninh hàng hải để xem xét trong năm giữa kỳ tiếp theo. Các Bộ trưởng tái khẳng định rằng ARF vẫn là diễn đàn quan trọng để thảo luận về các vấn đề chính trị và an ninh trong khu vực và hỗ trợ vai trò của ASEAN là động lực chính trong tiến trình ARF. Các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của ARF là trụ cột trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực đang định. Để kết thúc này, các Bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết của ARF để duy trì sự liên quan của nó và trở thành định hướng hành động nhiều hơn trong việc giải quyết những thách thức đa chiều, bao gồm cả các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có tác động trực tiếp đến hòa bình và an ninh trong khu vực.
Trên cơ sở, những vấn đề được thảo luận tại Hội nghị các lãnh đạo của các nước thành viên tham gia hội nghị đã cùng “quyết tâm tăng cường hơn nữa sự phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan có liên quan của các nước thành viên ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, đặc biệt là chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và an ninh biển. Hoàn toàn ủng hộ thực hiện Hiệp ước ASEAN về chống khủng bố và kế hoạch Hành động toàn diện của Hiệp ước và khuyến khích tất cả các quốc gia thành viên ASEAN còn lại phê chuẩn Hiệp ước ASEAN về chống khủng bố (ACCT) trong thời gian sớm nhất. Cùng nhất trí giao các quan chức cao cấp tiếp tục hoàn thiện Tuyên bố ASEAN về Cứu trợ Nhân đạo cho Người và Tàu thuyền gặp nạn trên biển. Giao nhiệm vụ cho các quan chức cao cấp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn liên quan nhằm góp phần giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Đặc điểm của an ninh phi truyền thống là gì”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Trong cách tiếp cận vấn đề an ninh phi truyền thống này, hai đối tượng bị thách thức trực tiếp ở đây là nhà nước và con người.
+ Tại châu Á, Trung Quốc là nước có khá nhiều học giả nghiên cứu về an ninh phi truyền thống. Theo giới học giả Trung Quốc, các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Trung Quốc hiện nay được chia thành năm nhóm:
Một là: Vấn đề an ninh liên quan đến phát triển bền vững (sustainable development), bao gồm bảo vệ môi trường, phát triển tài nguyên, môi trường sinh thái toàn cầu và kiểm soát phòng chống dịch bệnh;
Hai là: Các mối đe dọa an ninh đến sự ổn định khu vực và quốc tế (regional and international stability), bao gồm an ninh kinh tế, an ninh xã hội, quyền con người và người tị nạn;
Ba là: Tổ chức tội phạm xuyên quốc gia (transnational organized crimes) bao gồm cả buôn người và buôn bán ma túy;
Bốn là: Tổ chức tồn tại ngoài nhà nước/phi quốc gia (non-state/nation organizations) thách thức trật tự quốc tế, lớn nhất là sự đe dọa của khủng bố quốc tế;
Năm là: Vấn đề an ninh gây ra bởi phát triển công nghệ và toàn cầu hóa, bao gồm cả an ninh mạng, an ninh thông tin và an ninh kỹ thuật di truyền (genetic engineering security).
Có thể được thể hiện qua ba đặc điểm chính sau đây:
Một là, an ninh phi truyền thống là trạng thái an ninh trong đó đòi hỏi việc bảo đàm sự an toàn, ổn định của mỗi con người, cũng như các quốc gia, dân tộc và cộng đồng quốc tế khỏi sự nguy hiểm gây ra;
Hai là, những mối hiểm nguy, những mối đe dọa hay thách thức được thể hiện dưới dạng là các tội phạm phi truyền thống có nguồn gốc phi quân sự từ bất kỳ tác nhân, chủ thể phi nhà nước nào;
Ba là, việc xử lý vấn đề an ninh phi truyền thống (nếu tiếp cận dưới góc độ khoa học luật hình sự) đòi hỏi Nhà nước có các biện pháp về phương diện pháp lý hình sự (sửa đổi quy định của Bộ luật Hình sự), kết hợp với tổng thể các biện pháp khác (chính trị, ngoại giao, quân sự, quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội, văn hóa…) để xử lý hiệu quả vấn đề này (trên bình diện thực tiễn).
Phân biệt an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống trong từng trường hợp cụ thể nhiều khi cũng chỉ mang tính tương đối. Chúng có thể chồng xếp, đan cài và chuyển hóa cho nhau. Chẳng hạn, khi xem xét hiện tượng chủ nghĩa khủng bố, từ góc độ chủ thể tiến hành thì mang tính chất an ninh phi truyền thống (do tổ chức ngoài nhà nước tiến hành), nhưng từ góc độ hành vi lại là an ninh truyền thống (sử dụng bạo lực). Hoặc bạo loạn chính trị, nếu xét về bản chất là an ninh truyền thống, nhưng nếu xét phương thức sử dụng công nghệ mạng truyền tin gây hiệu ứng nhanh để tập hợp thành đám đông, lại là an ninh phi truyền thống. Hoặc các vấn đề tranh chấp nguồn nước, an ninh hàng hải, an ninh nghề cá, vấn đề dân tộc, tôn giáo có thể chuyển hóa từ an ninh phi truyền thống thành an ninh truyền thống nếu thiếu biện pháp kiểm soát hiệu quả