Xin chào luật sư. Em trai tôi cùng mấy đứa bạn có chơi đá gà qua mạng ăn tiền. Do có xích mích nên mấy đứa cãi nhau và có một đứa doạ sẽ trình báo lên công an để bắt em tôi và những người khác. Vậy xin hỏi chơi đá gà mạng có bị bắt không? Đá gà qua mạng bị phạt tiền như thế nào? Có bị xử lý hình sự không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, ngày nay càng nhiều hành vi phạm pháp xảy ra trên môi trường mạng dẫn tới nhiều hậu quả rất nguy hiểm. Một trong các số đó là việc đánh bạc qua mạng. Ngươi chơi sẽ dễ dàng tìm kiếm những người chơi khác với số lương lớn, chỉ cần nạp tiền vào và chơi. Vì với số lượng người tham gia đông đảo nên quy mô lớn do đó số tiền chiếm đoạt được cao nên đa số những người tham gia nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý hình sự. Vậy đá gà qua mạng có phải đánh bạc phạm pháp? Đá gà qua mạng bị xử lý như thế nào? Người chơi có bị bắt không? Để giải đáp thắc mắc này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Đá gà mạng có bị bắt không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 31/12/2021
Đá gà mạng có vi phạm pháp luật?
Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
“Đánh bạc trái phép là hành vi bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật. “
Theo đó đá gà cũng là một trong các hình thức đánh bạc. Đánh bạc theo quy định của pháp luật là trái phép và bị cấm thực hiện.
Đá gà qua mạng là hành vi vi phạm pháp luật thông qua phương tiện mạng internet. Vì vậy hành vi đá gà mạng sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật tuỳ vào tính chất, quy mô của việc đá gà.
Đá gà qua mạng bị xử lý như thế nào?
Tùy thuộc vào mức độ, tình chất của hành vi mà có các chế tài được áp dụng với người chơi đá gà qua mạng như sau:
Xử lý hành chính
Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính hành vi đánh bạc trái phép như sau:
“Điều 28. Hành vi đánh bạc trái phép
…2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác”
Biện pháp xử lý vi phạm hành chính sẽ được áp dụng trong trường hợp hành vi phạm tội chưa đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh bạc trái phép từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng.
Xử lý hình sự
Theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hành vi đánh bạc như sau:
“Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Trong trường hợp tham gia đá gà qua mạng nhằm mục đích kiếm tiền mà được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 5.000.000 trở lên hoặc dưới 5.000.000 nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc các hành vi theo quy định tại Điều 322 BLHS 2015 thì có thể bị áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đánh bạc như theo quy định tại Điều 321 BLHS 2015 phía trên với hình phạt là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Đá gà mạng có bị bắt không?
Nếu đủ các yếu tố cấu thành tội đánh bạc thì người đá gà qua mạng sẽ bị truy cứu về tội đánh bạc.
Theo đó khi phát hiện sự việc hoặc nhận được tin báo, tố giác từ cơ quan, tổ chức cá nhân Cơ quan điều tra cấp huyện sẽ ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can ( khi đã xác định được đối tượng vi phạm, hành vi vi phạm và đủ yếu tố cấu thành tội phạm).
Do em bạn mới bị phát hiện và chưa có quyết định khởi tố nên tuỳ từng trường hợp mà người vi phạm có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc bị bắt do phạm tội quả tang. Cụ thể:
Quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Theo Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về biện pháp Giữ người trong trường hợp khẩn cấp như sau:
“1. Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:
a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
2. Những người sau đây có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
3. Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của Bộ luật này.
4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.
Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý do, căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
5. Hồ sơ đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp gồm:
a) Văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
b) Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, quyết định tạm giữ;
c) Biên bản giữ người trong trường hợp khẩn cấp;
d) Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
đ) Chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
6. Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ giữ người quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên phải trực tiếp gặp, hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Biên bản ghi lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp do Kiểm sát viên lập phải đưa vào hồ sơ vụ việc, vụ án.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ.
Quy định về bắt người phạm tội quả tang
Bắt người phạm tội quả tang được quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
“1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
3. Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí, hung khí và bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy lời khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”
Đá gà mạng có bị bắt không?
Theo các quy định trên có thể thấy người thực hiên hành vi đá gà qua mạng (đánh bạc) có thể bị bắt khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
– Bị giữ trong trường hợp khẩn cấp khi:
- Người cùng thực hiện tội phạm hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; (ví dụ như những người cùng chơi đá gà qua mạng khi bị bắt thì khai ra các đối tượng chơi khác)
- Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ (thấy trong máy tính của người đang chơi có các thông tin thể hiện họ chơi đá gà qua mạng ăn tiền)
– Bị bắt phạm tội quả tang:
Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
Nếu em bạn đang chơi hoặc vừa chơi đá gà qua mạng xong mà bị phát hiện thì bất cứ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy chỉ khi thuộc các trường hợp kể trên thì em bạn mới bị bắt.
Đá gà qua mạng bị bắt giữ trong bao lâu?
Nếu người này bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời khai ngay và những người có thẩm quyền phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó.
Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Do đó nếu phạm tội quả tang thì cũng sẽ bị tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình.
Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Theo đó người bị vi phạm tuỳ trường hợp có thể bị giữ trong thời hạn như trên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Đá gà mạng có bị bắt không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu làm thủ tục xác nhận tình trạng hôn nhân và muốn tham khảo mẫu tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân, cũng như cách thức để thực hiện thủ tục này, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xử lý hành vi đánh bạc dưới 5 triệu như thế nào?
- Bản kiểm điểm Đảng viên vi phạm đánh bạc năm 2022
- Hướng dẫn xử lý tội đánh bạc lô đề như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Người tổ chức đá gà trên mạng là người có hành vi tổ chức đánh bạc. Theo đó nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện bị xử phạt hành chính như sau:
Tại khoản 4 Điều 28 Nghị định 144/2021 quy định như sau:
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;
c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
Theo đó, trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc qua mạng trái phép hay tổ chức cá cược ăn tiền qua mạng trái phép… có thể bị phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng.
Người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
“Đánh bạc trái phép là hành vi bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật. “
Có thể thấy mục đích của hành vi đánh bạc là được thua bằng tiền hiện vật, nên nếu chỉ chơi đá gà thông thường với mục đích giải trí mà không có sự cược được thua thì sẽ không vi phạm pháp luật.
Theo Khoản 1, 2 Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về thời hạn tạm giam để điều tra như sau:
“1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.”
Với hành vi đá gà qua mang sẽ vi phạm Khoản Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 là tội phạm nghiêm trọng. Do đó người bị tạm giam có thể bị giam từ 3 tháng đến 5 tháng.