Hôn nhân là sự gắn kết giữa vợ và chồng sau khi đăng ký kết hôn. Pháp luật bảo hộ quan hệ hôn nhân một vợ một chồng trên cơ sở tự nguyện, tiến bộ. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp quan hệ hôn nhân của hai người bị cưỡng ép và cản trở làm sai lệch với quan điểm hôn nhân tự nguyện theo quy định của pháp luật. Vậy các hành vi vi phạm pháp luật của cưỡng ép kết hôn bị phạt thế nào? Các quy định liên quan về cưỡng ép kết hôn? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính
Cưỡng ép kết hôn là gì?
Cưỡng ép kết hôn là hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ; cản trở quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; dùng mọi thủ đoạn bắt buộc người khác (bên nam, bên nữ hoặc cả hai bên) phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
Hành vi này được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như hành hạ, ngược đãi; uy hiếp tinh thần; yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác.
- Hành hạ, ngược đãi là đối xử tàn ác; tồi tệ đối với người khác gây đau khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài; như: thường xuyên đánh đập (có thể không gây thương tích), giam hãm, làm nhục,… nhằm mục đích cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
- Uy hiếp tinh thần là đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng; sức khoẻ; danh dự; tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đe doạ làm cho người đó có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục.
- Yêu sách của cải là đòi hỏi của cải một cách quá đáng; không nhân nhượng và coi đó là một trong những điều kiện để được kết hôn nhằm cản trở hôn nhân tự nguyện giữa đôi bên nam nữ.
- Thủ đoạn khác có thể là buộc một bên hoặc cả hai bên đi xa nhằm chia rẽ họ…
Cưỡng ép kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành
Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã quy định về việc cấm cưỡng ép kết hôn; cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Vì vậy theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính; sẽ bị xử phạt như sau:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác”.
Theo luật hình sự
Theo quy định của Luật hình sự, tội cưỡng ép kết hôn, lỵ hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cản trở ly hôn tự nguyện được quy định Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:
Tội cưỡng ép kết hôn, lỵ hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trải với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tỉnh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vỉ phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Pháp luật luôn bảo hộ mối quan hệ hôn nhân tiến bộ và tự nguyện. Do đó, hành vi cưỡng ép và cản trở kết hôn là một hành vi bị cấm; tùy vào mức độ phạm tội mà sẽ có những hình thức xử phạt khác nhau đã được quy định cụ thể tại theo pháp luật Việt Nam.
Tham khảo bài viết: Cản trở người khác kết hôn bị xử phạt như thế nào?
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hành vi cản trở người khác kết hôn là hành vi gây trở ngại cho người khác có đủ điều kiện kết hôn (người nữ, người nam hoặc cả hai) trong việc kết hôn theo ý muốn của họ. Cụ thể, hành vi này gây trở ngại, làm cho việc tiến hành các thủ tục kết hôn theo quy định của pháp luật gặp khó khăn, không dễ dàng
Hành vi cưỡng ép người khác kết hôn là hành vi ép người khác (người nam, người nữ hoặc cả hai) phải xác lập quan hệ vợ chồng với người nữ, người nam hoặc với nhau trái với ý muốn của họ. Cụ thể, hành vi này ép họ phải tiến hành các thủ tục cho việc kết hôn theo quy định của pháp luật.
Uy hiếp tinh thần: Là cách đe dọa sẽ dùng vũ lực gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản… làm cho người bị đe dọa có căn cứ lo sợ thực sự mà phải chịu làm theo yêu cầu của người đe dọa, như đe dọa sẽ giết, sẽ đánh hoặc sẽ đốt nhà…