Thực trạng về việc cưỡng ép kết hôn vẫn chưa được xóa bỏ hẳn mà vẫn còn tồn tại trong xã hội hiện này. Do đó, pháp luật đã quy định những chế tài nhằm xử phạt hành vi này. Vậy theo quy định, người có hành vi cưỡng ép kết hôn bị phạt như thế nào theo quy định năm 2022? Cấu thành tội phạm tội cưỡng ép kết hôn ra sao? Mức phạt tù cao nhất của tội cưỡng ép kết hôn là bao nhiêu năm? Sau đây, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X để được giải đáp những vấn đề này nhé. Hi vọng bài viết sau đây sẽ đem lại nhiều hữu ích cho bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Kết hôn là gì?
Theo quy định, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Thế nào là cưỡng ép kết hôn?
Cưỡng ép kết hôn là dùng mọi thủ đoạn bắt buộc người khác (bên nam, bên nữ hoặc cả hai bên) phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Hành vi cưỡng ép kết hôn được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác. Cụ thể:
+ Hành hạ, ngược đãi là đối xử tàn ác, tồi tệ đối với người khác gây đau khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài, như: thường xuyên đánh đập (có thể không gây thương tích), giam hãm, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, nhiếc móc, làm nhục v.v… nhằm mục đích cưỡng ép việc kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Cần lưu ý rằng, hành vi hành hạ, ngược đãi là thủ đoạn của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cho nên không truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội hành hạ, ngược đãi quy định tại Điều 110 hoặc Điều 151 Bộ luật hình sự.
+ Uy hiếp tinh thần là đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đe doạ làm cho người đó có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục như đe doạ sẽ đốt nhà, giết người thân, tiết lộ bí mật đời tư của người bị đe doạ, bố mẹ hoặc người thân trong gia đình đe doạ sẽ tự tử nếu hai bên nam nữ lấy nhau, con đe doạ là sẽ bỏ nhà hoặc tự tử nếu bố, mẹ lấy vợ, lấy chồng mới v.v…
+ Yêu sách của cải là đòi hỏi của cải một cách quá đáng, không nhân nhượng và coi đó là một trong những điều kiện để được kết hôn nhằm cản trở hôn nhân tự nguyện giữa đôi bên nam nữ.
+ Thủ đoạn khác có thể là buộc một bên hoặc cả hai bên đi xa nhằm chia rẽ họ; bắt cóc người không muốn lấy mình làm vợ hoặc làm chồng để buộc họ phải kết hôn trái ý muốn; một bên gia đình tiến hành dựng vợ, gả chồng cho người thân của mình với người khác trái với ý muốn của người đó nhằm chia rẽ người thân đó với người mà họ muốn tự nguyện kết hôn; v.v…
Do đó để bảo vệ những cá nhân bị ép kết hôn như trên thì pháp luật nước ta đã quy định rõ về khái niệm cưỡng ép kết hôn và chế tài xử lý. Đồng thời người bị cưỡng ép kết hôn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ kết hôn trái pháp luật.
Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình
Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình bao gồm:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
– Yêu sách của cải trong kết hôn.
– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính.
– Bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình được hiểu là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Như vậy, có thể thấy, cưỡng ép kết hôn là một trong những hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
Cấu thành tội phạm tội cưỡng ép kết hôn
Mặt khách quan
Về hành vi: Có hành vi cưỡng ép kết hôn: Đây là hành vi buộc người khác (thông thường là con, cháu trong gia đình, họ tộc) phải kết hôn với người (nam hoặc nữ) mà họ không muôn kết hôn với ngươi đó, tức trái với sự tự nguyện của họ.
Thủ đoạn phạm tội được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
+ Hành hạ: Là đốì xử tàn ác đối với người bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ như đánh đập, buộc làm những việc nặng nhọc,… và coi đó là một hình phạt gây đau đớn về thể chất một cách thường xuyên, làm cho họ bị đau đớn về thể xác hoặc tinh thần.
+ Ngược đãi: Là đối xử tồi tệ về mọi mặt (ăn, mặc, ở…) đối với người bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ. Đối xử tồi tệ được thể hiện qua việc mắng chửi thậm tệ, xỉ vả, làm nhục trước bạn bè… một cách thường xuyên.
+ Uy hiếp tinh thần: Là đe doạ dùng vũ lực xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tài sản hoặc đe doạ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tước đi những lợi ích thiết thân (như đuổi ra khỏi nhà…) của người bị cưỡng ép kết hôn.
+ Những thủ đoạn khác: Ngoài những thủ đoạn đã nêu thì những thủ đoạn khác phải là thủ đoạn được sử dụng với mục đích cưỡng ép kết hôn.
Mặt chủ quan
Tội phạm tội cưỡng ép kết hôn nói trên được thực hiện với lỗi cố ý.
Khách thể
Các tội phạm nói trên xâm phạm đến quyền kết hôn của người khác (nam, nữ). Ngoài ra còn xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Chủ thể
Thông thường, chủ thể của tội này là bên nam hoặc bên nữ muốn kết hôn; người có ảnh hưởng nhất định trong gia đình của bên nam hay bên nữ (như: ông, bà, cha, mẹ, anh, chị…); người có ảnh hưởng trực tiếp đến bên nam hoặc bên nữ (như: người vợ cũ, chồng cũ, con sau khi ly hôn, người tình cũ…); người có ảnh hưởng trong công tác (như: thủ trưởng đối với nhân viên) hoặc về tín ngưỡng, tôn giáo (như: các chức sắc trong tôn giáo đối với tín đồ). Do đó thường là những người đã thành niên, tức từ đủ 18 tuổi trở lên.
Cưỡng ép kết hôn bị phạt như thế nào theo quy định năm 2022?
Theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc kết hôn phải do nam nữ tự nguyện quyết định. Hành vi cưỡng ép kết hôn là một trong những hành vi bị pháp luật cấm theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Xử phạt hành chính
Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã quy định về việc cấm cưỡng ép kết hôn; cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Vì vậy, Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm hành chính người có hành vi cưỡng ép kết hôn như sau:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác”.
Theo đó, đối với hành vi hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc các thủ đoạn khác để cưỡng ép người khác kết hôn thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài ra, nếu hành vi cưỡng ép kết hôn đã bị xử phạt hành chính nhưng vẫn cố tình tái phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, theo quy định tại Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 thì:
“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”
Theo đó, tại Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 thì nếu người nào có hành vi cưỡng ép kết hôn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Trong những trường hợp này, người bị cưỡng ép kết hôn có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị các cá nhân, tổ chức sau đây yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật:
– Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
– Hội liên hiệp phụ nữ
Mời bạn xem thêm:
- Tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình hiện hành
- Mẫu tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất 2021
- Thủ tục xác định cha mẹ con theo pháp luật mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Cưỡng ép kết hôn bị phạt như thế nào”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đổi tên căn cước công dân, xác định tình trạng hôn nhân, dịch vụ thám tử theo dõi ngoại tình… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau đây:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, việc cưỡng ép kết hôn chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi người vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Do đó, nếu người nào có hành vi cưỡng ép kết hôn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Theo quy định tại Điều 181 Bộ luật hình sự 2015, mức phạt tù cao nhất của tội cưỡng ép kết hôn là 03 năm tù.
Thông thường, chủ thể của tội này là bên nam hoặc bên nữ muốn kết hôn, là những người có ảnh hưởng nhất định trong gia đình của bên nam hay bên nữ hoặc người có ảnh hưởng trong công tác hoặc về tín ngưỡng, tôn giáo,…