Chào Luật sư, tôi có vấn đề mong muốn được nghe ý kiến đóng góp từ luật sư. Tuần trước chị nhân sự trong công ty tôi do vướng bận chuyện gia đình nên xin nghỉ gấp. Tôi tiếp nhận công việc nhưng do còn mới nên tôi vẫn chưa quen và làm việc vẫn còn chậm. Công ty tôi cần nộp hồ sơ thai sản cho chị kế toán nhưng hiện nay lại bị chậm trễ. Tôi mới được hướng dẫn hoàn thành hồ sơ vào ngày hôm nay. Không biết hiện nay quy định về Công văn giải trình nộp chậm hồ sơ thai sản thế nào? Mẫu công văn giải trình nộp chậm hồ sơ thai sản như thế nào? Mong được Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn Luật sư X.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Với câu hỏi “Công văn giải trình nộp chậm hồ sơ thai sản thế nào?”, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Công văn giải trình nộp chậm hồ sơ thai sản là gì?
Hiện nay người sử dụng lao động cần nộp hồ sơ thai sản ở khoảng thời gian theo quy định của pháp luật. Chính vì thế mà trong trường hợp nộp chậm trễ, chúng ta sẽ làm công văn giải trình nộp công văn để giải trình. Quy định này cụ thể như sau:
– Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. …
– Mỗi công văn chỉ chứa đựng một chủ đề, nêu rõ ràng và thuần nhất sự việc
– Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm các quy định do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.
– Mẫu công văn giải trình làm chế độ thai sản muộn là văn bản của cá nhân muốn làm chế độ thai sản nhưng vì một số những lý do cá nhân mà không thể thực hiện công việc đúng thời hạn, từ đó người muốn làm chế độ tài sản soạn thảo mẫu đơn này gửi lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết chế độ thai sản cho người thực hiện chế độ muôn
Mẫu công văn giải trình làm chế độ thai sản muộn là mẫu bản công văn được lập ra để ghi chép về việc giải trình làm chế độ thai sản muộn. Mẫu nêu rõ nội dung của bản công văn, nội dung giải trình, người giải trình…
Công văn giải trình nộp chậm hồ sơ thai sản thế nào?
Hiện nay cần thực hiện công văn giải trình nộp chậm hồ sơ thai sản khi không làm đúng quy định về thời hạn nộp hồ sơ thai sản. Mời bạn đọc tham khảo và tải xuống mẫu Công văn giải trình nộp chậm hồ sơ thai sản như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
…..,ngày….tháng…..năm………
TÊN DOANH NGHIỆP
Số:…./CV-…
CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH
( V/v giải trình làm chế độ thai sản muộn)
Kính gửi: Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh
Căn cứ Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014;
Căn cứ Nghị định số:…./……/NĐ-CP …………
Căn cứ Thông tư số: …………./TT-BYT………
Căn cứ Quyết định số:……../QĐ-BHXH ………
Căn cứ…………
Tên doanh nghiệp:……………
MÃ số doanh nghiệp:………
Trụ sở chính:…………
Điện thoại liên hệ:…………
Doanh nghiệp…… giải trình về việc làm chế độ thai sản muộn cho người lao động như sau:
Theo quy định, doanh nghiệp sẽ phải nộp lại danh sách hưởng chế độ thai sản cho công nhân viên tại doanh nghiệp ngày vào hạn cuối ngày…/…/…. Tuy nhiên, do quá trình tổ chức hoạt động của công ty có sự thay đổi, quyết định điều chuyển công tác đối với một số nhân viên bộ phận quản lý nhân sự nên trong quá trình bàn giao chưa kịp thời cập nhật và tiến hành làm chế độ thai sản cho người lao động đúng thời gian theo quy định.
………
Doanh nghiệp xin cam đoan về nôi dung trên là đúng sự thật. Nếu sai doanh nghiệp xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Kính mong Quý cơ quan xem xét tạo điều kiện để doanh nghiệp….. được nộp bổ sung đảm bảo quyền lợi cho người lao động tại doanh nghiệp.
BAN LÃNH ĐẠO
QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Tải xuống Công văn giải trình nộp chậm hồ sơ thai sản
Hướng dẫn làm Mẫu công văn giải trình nộp hồ sơ thai sản muộn
Để thực hiện việc soạn thảo công văn giải trình nộp hồ sơ thai sản, chúng ta cần có những điểm đặc biệt lưu ý. Chúng tôi sẽ hướng dẫn làm Mẫu công văn giải trình nộp hồ sơ thai sản muộn hiện nay như sau:
– Việc kê khai bảo hiểm xã hội luôn là bắt buộc đối với các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sử dụng lao động, nhưng trong một số trường hợp vì một vài lý do khách quan, việc kê khai, làm chế độ thai sản cho công nhân, người lao động bị chậm trễ nhưng nằm ngoài mong muốn của người sử dụng lao động. Lúc này, đơn vị cần có công văn gửi tới Cơ quan bảo hiểm xã hội và cả người lao động để thông báo về tình trạng trên.
– Công văn cần gửi kèm những hồ sơ, căn cứ để chứng minh nguyên nhân xảy ra tình trạng chậm trễ và quan trọng là phương hướng để xử lý, thời gian xử lý mà đơn vị đưa ra nhằm khắc phục tình trạng trên.
Công văn giải trình làm chế độ thai sản muộn như trên sẽ do đơn vị sử dụng lao động lập và gửi kèm hồ sơ giải quyết chế độ thai sản cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi công ty có trụ sở. Cách điền mẫu công văn giải trình làm thai sản muộn như sau:
(1) Bên trái của danh sách ghi rõ tên đơn vị, mã số đơn vị đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, mã số công văn.
(2) Góc trên cùng, bên phải ghi địa điểm, ngày, tháng, năm lập công văn.
(3) Kính gửi, cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận công văn là cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi đơn vị có trụ sở.
(4) Phần căn cứ: ghi các căn cứ là các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ thai sản còn hiệu lực tại thời điểm giải quyết chế độ, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014; nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế. Và các căn cứ khác như công văn, quyết định có liên quan đến việc giải quyết chế độ thai sản của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
(5) Thông tin đơn vị: Điền đúng, chính xác thông tin về tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại liên hệ.
(6) Hạn cuối nộp hồ sơ giải quyết chế độ thai sản theo đúng quy định pháp luật: đơn vị ghi ngày, tháng, năm sau 55 kể từ ngày người lao động quay trở lại làm việc sau thời gian nghỉ ốm.
(7) Phần doanh nghiệp giải trình lý do làm chế độ thai sản muộn: doanh nghiệp có thể ghi lý do như trong mẫu công văn trình bày phía bên trên hoặc nêu lý do thực tế của doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.
Phần cuối cùng: Ban lãnh đạo đơn vị và quản lý nhân sự ký và ghi rõ họ tên.
Nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở đâu?
Hiện nay thông thường chúng ta sẽ nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ở cơ quan bảo hiểm xã hội. Luật bảo hiểm xã hội quy định nơi nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản như sau:
Liên quan đến việc giải quyết hưởng chế độ thai sản, Điều 102 Luật BHXH năm 2014 đã quy định rõ:
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, để được giải quyết hưởng thai sản, người lao động phải nộp hồ sơ cho:
+ Doanh nghiệp nơi người lao động đang làm việc.
+ Cơ quan BHXH: Nếu người lao động đã nghỉ việc.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Công văn giải trình nộp chậm hồ sơ thai sản thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cũng như cung cấp dịch vụ đến quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp:
– Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.
Lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Thời gian nghỉ này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Khi thực hiện các biện pháp tránh thai, người lao động sẽ được nghỉ:
– 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
– 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.