Mỗi doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh thì đều sẽ được cấp mã số thuế (mã số doanh nghiệp) trước khi chính thức đi vào hoạt động. Vậy theo quy định hiện nay, những tổ chức nào không có mã số thuế? Công ty nước ngoài có mã số thuế không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Mã số thuế là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019 quy định về định thuế như sau:
“Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.”
Khái niệm mã số thuế được quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019 quy định về mã số thuế như sau:
“Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế”
Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
Pháp luật có quy định đối tượng đăng ký thuế quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật quản lý thuế 2019 như sau:
– Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Cấu trúc mã số thuế bao gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số được quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật quản lý thuế 2019 quy định như sau:
“a) Mã số thuế 10 chữ số được sử dụng cho doanh nghiệp, tổ chức có tư cách pháp nhân; đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh và cá nhân khác;
b) Mã số thuế 13 chữ số và ký tự khác được sử dụng cho đơn vị phụ thuộc và các đối tượng khác;
c) Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản này.”
Những tổ chức nào không có mã số thuế?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008:
“1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (sau đây gọi là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
c) Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.”
Như vậy, các đơn vị sự nghiệp là một trong những đối tượng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có các đơn vị sự nghiệp có tư cách pháp nhân, thuộc đối tượng phải đăng ký mã số doanh nghiệp mới cần phải thực hiện thủ tục lập hóa đơn. Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 51/2010/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn. khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vu. Theo trường hợp của chị, đơn vị sự nghiệp nơi cơ quan chị làm việc đã thực hiện việc tự chủ về tài chính. Như vậy, cơ quan của chị đã đáp ứng được một trong bốn điều kiện để có tư cách pháp nhân. Nếu như đơn vị của chị là đối tượng thuộc sự điều chỉnh của Nghị định 16/2015/NĐ-CP thì theo mục a khoản 3 Điều 12 Nghị định 16/2015/NĐ-CP:
“Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định”
Hiện nay, các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế thì sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì trong đó, các đơn vị sự nghiệp là một trong những đối tượng phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các đơn vị là đơn vị sự nghiệp công lập có thu hằng năm sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác ( nếu có ). Cho nên đơn vị sự nghiệp công lập có thu cũng phải thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế và thực hiện thủ tục lập hóa đơn. Đơn vị của chị bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế và thực hiện thủ tục lập hóa đơn.
Công ty nước ngoài có mã số thuế không?
Theo như quy định của pháp luật về thuế có quy định cụ thể mã số thuế được cấp như sau:
Cụ thể tại khoản 3 Điều 30 Luật quản lý thuế 2019 có quy định:
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;
– Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
– Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
– Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;
– Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;
– Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Theo Điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm:
Tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài hành nghề độc lập kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam có thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam (sau đây gọi là Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài).
Và quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 5 Thông tư 105 thì phân loại cấu trúc mã số thuế như sau:
– Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 4 Thông tư này đăng ký nộp thuế nhà thầu trực tiếp với cơ quan thuế thì được cấp mã số thuế 10 chữ số theo từng hợp đồng.
– Trường hợp nhà thầu nước ngoài liên danh với các tổ chức kinh tế Việt Nam để tiến hành kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng thầu và các bên tham gia liên danh thành lập ra Ban Điều hành liên danh, Ban Điều hành liên danh thực hiện hạch toán kế toán, có tài khoản tại ngân hàng, chịu trách nhiệm phát hành hóa đơn; hoặc tổ chức kinh tế tại Việt Nam tham gia liên danh chịu trách nhiệm hạch toán chung và chia lợi nhuận cho các bên tham gia liên danh thì được cấp mã số thuế 10 chữ số để kê khai, nộp thuế cho hợp đồng thầu.
– Trường hợp nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài có văn phòng tại Việt Nam đã được bên Việt Nam kê khai, khấu trừ nộp thuế thay về thuế nhà thầu thì nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài được cấp một mã số thuế 10 chữ số để kê khai tất cả các nghĩa vụ thuế khác (trừ thuế nhà thầu) tại Việt Nam và cung cấp mã số thuế cho bên Việt Nam.
Như vậy, trường hợp nhà thầu nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt Nam hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế tại Việt Nam thì phải làm thủ tục đăng ký thuế. Do đó, nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm đăng ký nộp thuế nhà thầu trực tiếp với cơ quan thuế, sau đó được cấp mã số thuế 10 chữ số theo từng hợp đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thuế TNCN chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
- Con cho cha mẹ đất có phải đóng thuế không?
- Trốn thuế là hành vi vi phạm gì?
- Chia tài sản sau ly hôn có phải nộp thuế
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Công ty nước ngoài có mã số thuế không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về việc thành lập công ty thám tử hay tìm hiểu về dịch vụ thám tử tìm người… của Luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Với mục đích kê khai mọi khoản thu nhập của cá nhân. Do đó, MST cá nhân sử dụng để:
Được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc;
Được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10%;
Được giảm thuế nếu bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo;
Được hoàn thuế thu nhập cá nhân nếu nộp thừa;
Được cung cấp các dịch vụ về thuế nhanh chóng, thuận tiện.
Có thể khi cá nhân đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân nhưng:
– Cấp số chứng minh nhân dân mới (09 số tự nhiên hoặc 12 số tự nhiên) theo địa bàn cấp tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương nơi chuyển đến, hoặc được cấp số định danh cá nhân.
Trường hợp này cá nhân đó phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin đăng ký thuế.
Theo quy định Công văn số: 2054/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan, quy định về sử dụng hóa đơn điện tử cho hàng hóa xuất khẩu:
“Theo thông lệ quốc tế khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thương mại để làm thủ tục hải quan và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Hóa đơn thương mại được lập và sử dụng căn cứ vào quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 và đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nội dung theo thông lệ quốc tế.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP, từ 1/7/2022, các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh trên toàn quốc áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định. Nghĩa là có 2 loại hóa đơn doanh nghiệp cần lưu ý là hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 123, Thông tư 78 và hóa đơn thương mại quốc tế theo thông lệ quốc tế.