Em làm tại công ty trách nhiệm hữu hạn X từ tháng 8/2019. Sau khi em vào làm từ đó cho đến hết tháng 3/2020. Em xin nghỉ vì công ty đã nợ lương tất cả các nhân viên trong 3 tháng 1,2,3, và chưa trả hết lương của tháng 12. Hiện tại công ty vẫn còn nợ lương của hầu hết nhân viên trong công ty. Em đã nghỉ, mới lấy lại được bằng tốt nghiệp mà chưa lấy được lương. Luật sư cho em hỏi, công ty này có vi phạm điều gì trong luật lao động không? Và Công ty nợ lương 3 tháng người lao động phải làm gì?
Tiền lương luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi lao động. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng làm ăn thuận lợi để có thể trả lương đúng hạn. Vậy doanh nghiệp được nợ lương người lao động bao lâu? Công ty nợ lương 3 tháng người lao động phải làm gì? Mời bạn đọc cùng Luật sư X giải đáp thắc mắc nhé!
Công ty có được nợ lương 3 tháng không?
Trước tiên, về nguyên tắc trả lương cho người lao động, Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rất rõ, người sử dụng lao động phải trả lương đầy đủ, trực tiếp, đúng hạn cho người lao động hoặc trả lương cho người được người lao động ủy quyền trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp.
Theo đó, đối với người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ (khoản 2 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019).
Tuy nhiên, theo khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, trong trường hợp vì lý do bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm,… mà người sử dụng lao động không thể trả lương đúng hạn dù đã tìm mọi biện pháp để khắc phục thì được chậm trả lương cho người lao động không quá 30 ngày.
Như vậy, căn cứ theo quy định này, pháp luật cho phép người sử dụng lao động được chậm trả lương cho người lao động nếu vì lý do bất khả kháng nhưng tối đa không quá 30 ngày.
Do đó, việc công ty nợ lương 03 tháng chưa thanh toán cho nhân viên là vi phạm quy định nêu trên.
Bị nợ lương 3 tháng người lao động có được nhận thêm tiền bồi thường?
Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, tại khoản khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“… nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương”.
Theo đó, trong mọi trường hợp người sử dụng lao động chậm trả lương từ 15 ngày trở lên thì phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm.
Lãi suất này được áp dụng theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Như vậy, xét trong trường hợp của bạn đã bị công ty nợ lương 03 tháng, do đó khi công ty thanh toán lương phải thanh toán thêm một khoản tiền đền bù với mức tối thiểu bằng số tiền lãi của tiền trả chậm.
Người lao động phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Nếu công ty vẫn tiếp tục không trả lương sẽ khiến cho đời sống, sinh hoạt người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là đối với những người lao động không có khoản tích cóp. Do đó, để bảo vệ quyền lợi chính mình, người lao động có thể sử dụng một trong các cách sau đây:
– Thứ nhất, thỏa thuận với công ty yêu cầu trả lương
Nếu hai bên cùng tìm được tiếng nói chung, công ty đồng ý thanh toán lương cho người lao động thì đây sẽ là cách giải quyết tối ưu, nhanh chóng và tiết kiệm nhất.
– Thứ hai, gửi đơn khiếu nại công ty không ty không trả lương
Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận chung, người lao động có thể khiếu nại hành vi không trả lương của người lao động tới chính người sử dụng lao động (khiếu nại lần 01) và khiếu nại lên Chánh Thanh trả Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (khiếu nại lần 02) theo Điều 5 và Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
– Thứ ba, tố cáo hành nợ lương của công ty
Theo khoản 1, Điều 37 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động có quyền tố cáo trực tiếp tới cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi nợ lương của công ty.
Cụ thể, thẩm quyền giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 39 và Điều 41 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:
+ Chánh Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
+ Chánh Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét, xử lý tố cáo mà Chánh Thanh tra Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã giải quyết nhưng vẫn có tố cáo tiếp hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết; xử lý những vụ việc tố cáo được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giao.
– Thứ tư, Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động
Theo khoản 1, Điều 190 Bộ luật lao động năm 2019, thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết là 06 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp từ người lao động (căn cứ Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019).
Tại phiên họp hòa giải, người lao động phải có mặt hoặc ủy quyền cho người khác tham gia. Tại đây, các bên sẽ thống nhất phương án giải quyết với nhau, khi đó:
+ Trường hợp không thỏa thuận được, người lao động có thể xem xét phương án mà hòa giải viên lao động đưa ra;
+ Trường hợp hòa giải không thành hoặc thành nhưng người sử dụng lao động không thực hiện hoặc hết thời hạn giải quyết thì người lao động có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết
– Thứ năm, khởi kiện tại Tòa án
Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án.
Căn cứ khoản 3 Điều 190 BLLĐ năm 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Người lao động gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở và thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự theo quy định.
Trên đây là 05 cách phổ biến mà người lao động có thể sử dụng để bảo vệ quyền lợi của chính mình khi công ty liên tục nợ lương.
Ngoài ra, người lao động còn có thể đình công đòi lại quyền lợi của mình thông qua tổ chức đại diện người lao động là bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (căn cứ Điều 199 Bộ luật Lao động 2019).
Trên đây là giải đáp về Công ty nợ lương 3 tháng và hướng dẫn người người lao động cách giải quyết. Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Công ty nợ lương 3 tháng người lao động phải làm gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; mẫu trích lục quyết định ly hôn; tại mẫu giấy xác nhận độc thân; khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Có thể thỏa thuận thanh toán lương những ngày chưa nghỉ phép được hay không?
- Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2022
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động 2019, cụ thể:
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”
Thứ nhất, tiền lương là thước đo giá trị sức lao động.
Thứ hai, tiền lương có vai trò tái sản xuất sức lao động
Thứ ba, tiền lương là động lực phát triển kinh tế.
Thứ tư, tiền lương là khoản tích lũy của người lao động.
Thứ năm, tiền lương có ý nghĩa về mặt xã hội.
Người lao động phải được trả tiền lương, tiền công xứng đáng với công sức của mình. Do đó, để bảo vệ người lao động, theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền nếu vi phạm quy định về nghĩa vụ trả lương:
– Từ 05 – 10 triệu đồng: Vi phạm từ 01 – 10 người lao động;
– Từ 10 – 20 triệu đồng: Vi phạm từ 11 – 50 người lao động;
– Từ 20 – 30 triệu đồng: Vi phạm từ 51 – 100 người lao động;
– Từ 30 – 40 triệu đồng: Vi phạm từ 101 – 300 người lao động;
– Từ 40 – 50 triệu đồng: Vi phạm từ 301 người lao động trở lên.