Hiện nay, các nghĩa vụ khi người lao động làm việc cho công ty đã được pháp luật nước ta nêu rõ tại các văn bản pháp luật, trong đó có bao gồm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có không ít đơn vị sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho người lao động theo quy định dẫn đến tình trạng nợ bảo hiểm rất phổ biến. Vậy liệu trong trường hợp công ty nợ bảo hiểm có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Quy định về việc giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cần chuẩn bị những gì? Những thắc mắc liên quan đến việc công ty nợ bảo hiểm có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không sẽ được Luật sư X giải đáp ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Công ty nợ bảo hiểm có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Anh D là nhân viên kĩ thuật cho công ty B, trong hợp đồng lao động công ty B cam kết sẽ đóng bảo hiểm cho anh D hàng tháng theo quy định của nhà nước. Tháng 08/2023 anh D xin nghỉ việc tại công ty B vì lí do cá nhân thì mới phát hiện công ty B đã nợ tiền bảo hiểm của anh 8 tháng. Vậy trong trường hợp Công ty nợ bảo hiểm có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua nội dung sau:
Tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 có quy định:
“Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; - Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.”
Theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP cụ thể:
“2. Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội;”
Bên cạnh đó, tại khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 có quy định:
“1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.
Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.”
Như vậy, trong trường hợp công ty cũ của chị đang nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội và chị đáp ứng được các điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn vẫn được chi trả trợ cấp thất nghiệp.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cần chuẩn bị những gì?
Anh T làm việc cho công ty thủy sản G từ năm 2017, tuy nhiên gần dây anh T thấy sức khỏe suy giảm nên muốn xin nghỉ việc tại công ty G để chăm sóc sức khỏe. Sau khi nghỉ việc anh T không đi làm tại công ty khác nên muốn làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vậy theo quy định hiện hành, Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cần chuẩn bị những gì, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây nhé:
Để chuẩn bị hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP), quý khách cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
– Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp: Đề nghị này được điền theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Bạn có thể lấy mẫu từ cơ quan quản lý lao động hoặc trang web chính thức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính của một trong các giấy tờ sau đây:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
+ Quyết định thôi việc.
+ Quyết định sa thải.
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
– Sổ bảo hiểm xã hội: Bạn cần có sổ bảo hiểm xã hội để chứng minh việc đóng bảo hiểm thất nghiệp. Tổ chức bảo hiểm xã hội sẽ cung cấp xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
Thời hạn để nhận xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội có thể khác nhau:
– Tổ chức bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
– Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, thời hạn là 30 ngày. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân sẽ thực hiện xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Trước khi nộp hồ sơ, hãy đảm bảo rằng tất cả các giấy tờ được chuẩn bị đầy đủ và chính xác theo quy định để đảm bảo quyền lợi của bạn trong việc hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quy định về việc giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền dành cho người lao động trong khoảng thời gian người lao động nghỉ việc và chưa tìm được công việc mới. Khoản tiền này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm mục đích hỗ trợ cho người lao động phần nào các khoản chi phí trang trải cuộc sống hàng ngày. Vậy pháp luật Quy định về việc giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bên dưới:
Tại Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp:
– Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.
Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh) để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động; 01 bản đến người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Công ty nợ bảo hiểm có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ như soạn thảo về bản án tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Mức phạt được quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Theo Điều 39, mức xử phạt tối đa dành cho công ty không đóng bảo hiểm cho người lao động tại thời điểm lập biên bản vi phạm là từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, song không được vượt quá 75 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu công ty chậm đóng từ 30 ngày trở lên thì phải đóng đủ số tiền bảo hiểm thất nghiệp còn nợ và trả lãi tương đương 02 lần lãi suất đầu tư vào quỹ BHXH.
Căn cứ nội dung khoản 3 Điều 122 Luật BHXH 2014, công ty sẽ bị xử phạt khi nợ bảo hiểm từ 30 ngày trở lên với những hình thức cụ thể như sau:
– Đóng đủ tiền nợ;
– Nộp tiền lãi với mức bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền và thời gian chậm đóng. Khoản này công ty có thể tự nộp hoặc bị trích ra từ tài khoản ngân hàng để chuyển cho cơ quan BHXH.
Như vậy có thể khẳng định, doanh nghiệp chỉ được phép chậm đóng bảo hiểm tối đa 29 ngày.