Đầu năm 2020, khi rất nhiều người quan tâm đến căn cước công dân gắn chíp; hay trích lục giấy khai sinh như thế nào? thì cùng lúc đó Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực; thì quyền lợi của người lao động đã được bảo đảm và được Nhà nước quan tâm hơn rất nhiều. Chính vì vậy, các vấn đề xoay quanh người lao động luôn là tâm điểm nóng trong thời gian gần đây. Vậy ông ty có hỗ trợ khi nhân viên gặp nạn trên đường đi làm về không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Luật Bảo hiểm xã hội
Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015
Nội dung tư vấn
Tai nạn lao động là gì?
Tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể; hoặc gây tử vong cho người lao động; nó xảy ra trong quá trình lao động và gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Điều kiện được coi là tai nạn lao động
Tai nạn lao động là như vậy, song, không phải bất cứ trường hợp nào khi xảy ra tai nạn; hoặc sự cố nghiêm trọng cũng đều được coi là tai nạn lao động; trong một số trường hợp người lao động gian dối; nhằm trục lợi từ trợ cấp bảo hiểm xã hội. Do đó, quy định pháp luật đã quy định về những điều kiện để đáp ứng được coi là tai nạn lao động.
Như sau:
– Tai nạn xảy ra tại nơi làm việc hay xảy ra trong thời gian người lao động đang làm việc, thì sẽ được công nhận là tai nạn lao động.
– Tai nạn xảy ra không tại nơi làm việc nhưng người lao động được người sử dụng lao động yêu cầu thực hiện bằng văn bản, giấy tờ ủy quyền.
– Tai nạn hoặc sự cố nghiêm trọng xảy ra nhưng không nằm trong khung giờ làm việc của người lao động, tuy nhiên công việc.
– Tai nạn lao động trong trường hợp là tai nạn giao thông nhưng xảy ra trên tuyến đường từ nhà đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về đến nhà.
Vậy công ty có hỗ trợ khi nhân viên gặp nạn trên đường đi làm về không? Và mức hỗ trợ như thế nào?
Công ty có hỗ trợ khi nhân viên gặp nạn trên đường đi làm về không?
Tuy nhiên, cần phải lưu ý: Không phải tất cả vụ tai nạn giao thông trên tuyến đường từ nhà đến nơi làm việc; hoặc từ nơi làm việc về nhà đều là tai nạn lao động.
Khi người lao động bị tai nạn mà lại là trên đường đi làm về nhà; lúc này công ty chỉ trợ cấp nếu như bạn đáp ứng đủ các điều kiện quy định pháp luật:
Tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội, khi bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Công ty có hỗ trợ khi nhân viên gặp nạn trên đường đi làm về không? Tại quy định Điều 39 và ở Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc; hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động; và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép; bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
- Ngoài nơi làm việc; hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc; hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
Do đó, nếu như bạn bị tai nạn trên tuyến đường đi; và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian hợp lý; bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được hưởng chế độ.
Ngoài điều kiện kể trên thì vụ tai nạn giao thông xảy ra phải do lỗi của người khác; hoặc không xác định được người gây tai nạn. Việc xác định lỗi phải dựa vào biên bản kết luận của cơ quan công an có thẩm quyền.
Chế độ hưởng tai nạn lao động
Nếu như bạn đủ những điều kiện nêu trên, bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động; bao gồm các khoản trợ cấp từ công ty và chế độ bảo hiểm xã hội; cụ thể:
– Thứ nhất, được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương chi trả trợ cấp; nếu kết quả giám định cho thấy mức suy giảm khả năng lao động của bạn từ 5% trở lên (Theo điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015).
– Thứ hai, được hưởng các chế độ của cơ quan Bảo hiểm xã hội ( Theo điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, điều 48, 49, 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
– Thứ ba, được trợ cấp một lần; khi bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.
– Thứ tư, được trợ cấp hàng tháng; khi bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.
– Thứ năm, được trợ cấp phục vụ, khi bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Bạn sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng; mỗi tháng cộng thêm 1 tháng lương cơ sở.
Song, ngoài ra, bạn sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao độn. Sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động; mà sức khỏe chưa phục hồi, bạn được nghỉ dưỡng sức; phục hồi sức khỏe trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc.
Thời gian cụ thể được quy định như sau:
- Nghỉ tối đa 10 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.
- Nghỉ tối đa 7 ngày nếu suy giảm khả năng lao động 31-50%.
- Nghỉ tối đa 5 ngày nếu suy giảm khả năng lao động15-30%.
Mức hưởng chế độ trợ cấp = 30% mức lương cơ sở x số ngày nghỉ.
Trường hợp bạn không may mà công ty không hỗ trợ; bạn có thể làm đơn khiếu nại giám đốc công ty; yêu cầu công ty phải giới thiệu bạn đi giám định sức khỏe; và giải quyết chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Thời gian hợp lý là khoảng thời gian cần thiết để người lao động đến nơi làm việc trước giờ làm việc hoặc trở về sau giờ làm việc.
Tuyến đường hợp lý là tuyến đường mà người lao động thường xuyên đi từ nơi ở, nơi đăng ký tạm trú đến nơi làm việc và ngược lại.
Công ty có hỗ trợ khi nhân viên gặp nạn trên đường đi làm về không?
Trường hợp bạn thỏa mãn các yêu cầu trên mà giám đốc công ty không chấp nhận yêu cầu tai nạn; bạn có quyền làm đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết; hoặc làm đơn khởi kiện công ty tại tòa án nhân dân cấp huyện; nơi công ty bạn có trụ sở chính để xét xử theo Điều 188 Bộ luật lao động 2019.