Thưa luật sư, tôi làm nghề khai thác than, xin hỏi tôi có được bồi thường bằng hiện vật không? Công nhân khai thác mỏ có được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật không? Mức thù lao bằng hiện vật được xác định như thế nào? Xin luật sư cho câu trả lời. Pháp luật hiện nay có quy định về bồi thường bằng hiện vậy đối với các ngành nghề nguy hiểm. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về quy định của pháp luật về đặt hiện vật.
Căn cư pháp lý
Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH
Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật là gì?
Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật là việc thông qua sử dụng một số hiện vật có giá trị dinh dưỡng cao; nhằm tác dụng giảm bớt hậu quả của các yếu tố độc hại mà những người lao động phải đối mặt trong môi trường làm việc có yếu tố nguy hiểm; độc hại.
Những hiện vật bồi dưỡng thường là trứng; sữa, hoa quả;… những sản phẩm này dễ sử dụng và có tác dụng tốt trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể người lao động; phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Đây là một quy định có tính nhân văn cao của luật lao động hiện nay; quy định này không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động; mà còn tạo điều kiện cho người sử dụng lao động có cơ hội chăm sóc; quan tâm hơn đến người lao động của mình thông qua những hành động tuy đơn giản nhưng hết sức ý nghĩa.
Nguyên tắc của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
Căn cứ Điều 3 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH; có các nguyên tắc sau:
- Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc; bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.
- Không được trả bằng tiền; không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.
- Mức hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được thực hiện như phân tích trên
- Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định; không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người); người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này; người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát; có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.
- Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật được hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên; chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở lao động và là chi phí hợp lý khi tính thuế; nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở lao động theo quy định hiện hành của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp; riêng đối với các đối tượng là học sinh; sinh viên thực tập, học nghề; tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.
- Người lao động làm việc trong các ngành; nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn định lượng theo quy định của Chính phủ; sẽ không được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định này.
Công nhân khai thác mỏ có được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH quy định người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động).
Công việc khai thác mỏ hầm lò thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.
Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định như thế nào?
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH mức bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định như sau:
a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
– Mức 1: 10.000 đồng;
– Mức 2: 15.000 đồng;
– Mức 3: 20.000 đồng;
– Mức 4: 25.000 đồng.
b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
Video Luật sư X giải đáp vấn đề Công nhân khai thác mỏ có được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật không?
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định?
- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học
- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư lưu trữ mới 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Công nhân khai thác mỏ có được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, dịch vụ bảo hộ logo công ty trọn gói giá rẻ,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH; Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
Làm các nghề; công việc thuộc danh mục nghề; công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại; nguy hiểm do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành tại Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH;
Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm; độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép; theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Việc xác định các yếu tố quy định tại này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo; kiểm tra môi trường lao động.
Người lao động làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
Người lao động dang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Mục đích của hoạt động bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động nhằm bù đắp cho các khó khăn, ảnh hưởng mà người lao động đã phải hứng chịu khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và động viên người lao động tiếp tục thực hiện công việc của mình: Khi người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, sức khỏe của người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mà dù người sử dụng lao động có sử dụng bất kỳ biện pháp gì thì cũng không thể triệt tiêu hoàn toàn khả năng suy giảm sức khỏe của người lao động, cũng như nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Hiện vật bồi dưỡng thường là đồ ăn, đồ uống cũng là nhằm tăng cường sức khỏe cho người lao động, hoặc là đồ dùng sử dụng trong lúc làm việc giúp người lao động giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Nếu thay các hiện vật này bằng tiền, thì việc bồi dưỡng mất đi ý nghĩa bù đắp. Do đó, người sử dụng lao động không được bồi dưỡng người lao động bằng tiền thay cho hiện vật trong trường hợp này.