Chào Luật sư, bà tôi hiện nay 90 tuổi hiện nay muốn lập di chúc. Sức khỏe của bà ở thời điểm hiện tại rất yếu không thể đến văn phòng công chứng được nên bà tôi có ủy quyền cho tôi công chứng di chúc cho bà. Tuy nhiên, khi tới UBND công chứng viên từ chối công chứng di chúc cho tôi và yêu cầu bà tôi trực tiếp đi công chứng di chúc. Cho tôi hỏi, bà tôi sức khỏe yếu thì có thể ủy quyền cho tôi công chứng di chúc không ? Có thể công chứng di chúc tại nhà trong trường hợp sức khỏe yếu không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư X mời bạn tham khảo bài “Công chứng ủy quyền tại nhà có được không?” dưới đây. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi bạn có thể liên hệ tới hotline để ở phía cuối bài viết nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Công chứng năm 2014
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
- Bộ luật dân sự năm 2015
Ủy quyền được hiểu như thế nào?
Ủy quyền được hiểu đơn giản là người có quyền hoặc nghĩa vụ thực hiện một công việc hoặc một giao dịch nhất định không có đủ khả năng để thực hiện công việc hoặc giao dịch đó, vì vậy họ chuyển quyền này cho người khác để người khác thực hiện thay. Việc chuyển quyền này không là mất đi quyền của người đó, và thời gian chuyển quyền phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên, thông thường là đến khi công việc hoặc giao dịch được hoàn thành.
Ví dụ: Anh A là chủ sở hữu một căn nhà ở huyện X. Do có nhu cầu cần tiền nên anh A muốn bán căn nhà đó. Nhưng anh A lại đang đi công tác ở tỉnh khác và không có thời gian thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở. Anh A đã nhờ anh B giúp mình thực hiện giao dịch chuyển nhượng này thông qua việc ủy quyền. Việc ủy quyền mang đến cho anh B quyền được bán căn nhà của anh A, nhưng không làm mất đi quyền của anh A với căn nhà.
Dưới góc độ pháp lý, ủy quyền có thể là hành vi pháp lý đơn phương hoặc song phương, tùy thuộc vào ý chí của người ủy quyền và người nhận ủy quyền.
Thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền cho người đại diện cho hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. (Khoản 1 Điều 101 Bộ luật dân sự 2015)
Những giấy tờ nào có thể công chứng ủy quyền tại nhà ?
Các giấy tờ có thể công chứng tại nhà như sau:
- Công chứng hợp đồng Thế chấp/ Cầm cố/ Bảo lãnh
- Công chứng hợp đồng mua bán tài sản là động sản
- Công chứng văn bản thỏa thuận tài sản vợ chồng
- Công chứng các văn bản về thừa kế
- Công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế
- Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà/ đất
- Công chứng di chúc
- Công chứng hợp đồng ủy quyền định đoạt tài sản
- Công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất
Các trường hợp khác không được ủy quyền trong lĩnh vực dân sự
- Đăng ký kết hôn
Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ bắt buộc phải có mặt.
(Theo quy định tại Quyết định 3814/QĐ-BTP )
- Ly hôn
Đối với yêu cầu xin ly hôn đương sự có thể nhờ luật sư hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình để làm một số thủ tục khi nộp đơn ly hôn. Tuy nhiên, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng trong việc ly hôn. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
(khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
- Đăng ký nhận cha, mẹ, con
Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt
(khoản 1 điều 25 Luật Hộ tịch 2014).
- Công chứng di chúc của mình
Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc và không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc
(Theo Điều 56 Luật công chứng 2014)
- Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc
Nếu người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền.
(Theo Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
- Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền
Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một người khác (người đã ủy quyền) mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (người sắp ủy quyền).
(Theo Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
Trường hợp nào có thể công chứng tại nhà?
Quy định cụ thể tại Điều 44 Luật Công chứng năm 2014 như sau:
Điều 44. Địa điểm công chứng
“1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.“
Theo đó, quy định tại Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
Điều 636. Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.“
Như vậy, việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên có một số trường hợp việc công chứng có thể thực hiện ngoài trụ sở (người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác).
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Công chứng ủy quyền tại nhà có được không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như Đăng ký bảo hộ thương hiệu, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
- Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất
- Dịch vụ tư vấn thủ tục cho thuê đất
- Dịch vụ tư vấn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất
Câu hỏi thường gặp
Giấy ủy quyền không mặc nhiên phải công chứng, chứng thực mới có giá trị pháp lý trừ một số trường hợp bắt buộc. Trường hợp ủy quyền bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng không thực hiện mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giấy ủy quyền thì vẫn có hiệu lực.
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư số: 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì việc chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Việc ủy quyền theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CPthỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.
2. Phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;
b) Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;
c) Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;
d) Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
Theo quy định tại Điều 639 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
“1. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.
2. Thủ tục lập di chúc tại chỗ ở được tiến hành như thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 636 của Bộ luật này.“
Do đó người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc tuy nhiên người lập di chúc không thể ủy quyền người khác đi công chứng di chúc cho mình như bài viết trên đã chia sẻ.
Thủ tục công chứng tại nhà của Luật sư X được tiến hành như sau:
Bước 1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu (Phòng Công chứng cung cấp).
Giấy tờ bản gốc để đối chiếu
Giấy tờ bản sao các giấy tờ cần công chứng
CCCD/ CMND; Hộ khẩu
Một số giấy tờ khác ( nếu có)
Bước 2. Công chứng viên sẽ đến tận nơi để thực hiện công chứng cho người cần công chứng
Bước 3. Các bên tham gia giao dịch có tên ghi trong hợp đồng ký tên vào sổ lưu, nhận hồ sơ và đóng phí công chứng
Thực hiện ngoài Phòng Công chứng đối với những người già yếu, người bị tạm giam, người đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến Phòng Công chứng.