Hoạt động công chứng xuất hiện khá sớm ở Việt Nam; cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường, các giao dịch dân sự; kinh tế cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Chính sự gia tăng của các giao dịch này; đòi hỏi phải có một cơ quan chuyên môn để đảm bảo sự an toàn cho các giao dịch đó. Chính vì vậy, hoạt động công chứng, chứng thực ở nước ta đã được tái lập, kiện toàn và phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn có nhiều chủ thể chưa năm bắt rõ về vấn đề này; Câu hỏi “Công chứng là gì” còn xuất hiện nhiều. Vậy công chứng là gì? Chủ thể của hoạt động công chứng? Pháp luật nước ta có quy định gì về hoạt động này?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Công chứng là gì?
- Theo Khoản 1, Điều 2 Luật công chứng năm 2014 thì “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng; giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp; không trái đạo đức xã hội của bản dịch, giấy tờ văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch); mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân; tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Đặc điểm của hoạt động công chứng
- Hoạt động công chứng được thực hiện bởi hai loại chủ thể: Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng và cơ quan đại diện ngọai giao; hoặc lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
- Đối tượng của hoạt động công chứng gồm: hợp đồng, giao dịch dân sự bằng văn bản; bản dịch giấy tờ, văn bản từ Tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
- Nội dung của hoạt động công chứng là chứng nhận tính xác thực; tính hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của hợp đồng; giao dịch, tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ; văn bản tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
- Phạm vi công chứng là các loại việc được quy định tại Luật Công chứng năm 2014. Cụ thể là: công chứng hợp đồng thuê bất động sản; công chứng hợp đồng ủy quyền; công chứng di chúc; công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản; công chứng văn bản khai nhận di sản; công chứng bản dịch. Ngoài ra, công chứng còn được thực hiện trong các văn bản theo quy định của luật khác. Ví dụ như công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho,….
- Hoạt động công chứng được thực hiện đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng; giao dịch. Ngăn ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức,….
Chủ thể của hoạt động công chứng
Công chứng viên
- Chủ thể thực hiện hoạt động công chứng là công chứng viên. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014: “Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này; được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng”.
- Công chứng viên là một chức danh tư pháp, có vị trí tương đương với thẩm phán, kiểm sát viên; hay chấp hành viên thi hành án dân sự.
Tổ chức hành nghề công chứng
- Tổ chức hành nghề công chứng gồm Văn phòng công chứng và Phòng công chứng.
Tổ chức hành nghề công chứng có những đặc điểm sau:
- Tổ chức hành nghề công chứng không phải là cơ quan hành chính nhà nước; mà là tổ chức cung ứng dịch vụ công; thực hiện cung ứng dịch vụ pháp lý về công chứng theo sự ủy nhiệm của Nhà nước.
- Thành lập văn phòng công chứng phải theo quy định củ Luật Công chứng; chủ trương xã hội công chứng của từng địa phương. Việc thành lập phòng công chứng ngoài việc tuân thủ quy định của Luật Công chứng; còn phải tuân thủ yêu cầu về cải cách bộ máy các đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ công; pháp luật về thành lập, tổ chức, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng không phải là hoạt động hành chính; hay tư pháp mà là hoạt động bổ trợ tư pháp. Việc công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng không phải là hoạt động phán xét các hợp đồng; giao dịch, bản dịch có hiệu lực pháp luật hay không; mà chỉ là hoạt động xác nhận để chứng nhận tính chính xác; trung thực và hợp pháp ý chí; nguyện vọng của các bên.
- Hành vi công chứng không phải là một giao dịch dân sự; nhưng nó gắn chặt với các quan hệ tài sản; quan hệ nhân thân phi tài sản.
- Hoạt động công chứng của các tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện bởi công chứng viên. Ngoài công chứng viên, không một cá nhân nào khác của tổ chức hành nghề công chứng được quyền công chứng.
- Khi hành nghề, các công chứng viên hoạt động độc lập; tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình; không bị chi phối hoặc áp đặt bởi người đứng đầu Tố chức hành nghề công chứng; hoặc cơ quan quản lý nhà nước.
Vai trò của hoạt động công chứng
- Công chứng là một hoạt động quan trọng; một thể chế không thể thiếu của Nhà nước pháp quyền. Thông qua hoạt động công chứng và các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; giao dịch cụ thể, được thực hiện hóa và các bên tham gia hợp đồng; giao dịch tự nguyện thục hiện quyền và nghĩa vụ đã xác định trước đó.
- Công chứng là hoạt động góp phần giúp nhà nước quản lý xã hội tốt hơn; nhất là trong các lĩnh vực thương mại, dân sự,….Thông qua đó, đảm bảo an toàn pháp lý, phòng ngừa các tranh chấp có thể xảy ra cho các bên.
- Hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; từng địa phương, góp phấn thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
- Công chứng tạo và cung cấp chứng cứ cho hoạt động tố tụng; khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên trong quan hệ dân sự, thương mại. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ, tình tiết; sự kiện trong vă bản công chứng không phải chứng minh; trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.
Có thể bạn quan tâm
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có phải công chứng không?
- Giấy cho vay mượn tiền có cần phải công chứng không?
- Công chứng nhầm sổ đỏ giả, công chứng viên chịu trách nhiệm gì?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Công chứng là gì? Chủ thể của hoạt động công chứng”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Chúng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện xác nhận tính chính xác; tính hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản; hoặc chữ kí của các cá nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức có liên quan trong các lĩnh vực đời sống.
Theo quy định tại Nghị định số 20/2015/NĐ-CP, có ba loại chứng thực. Đó là chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch.