“Xin chào luật sư. Tôi vừa thuê một căn nhà để làm địa điểm mở quán kinh doanh với thời hạn 3 năm. Tuy nhiên, tôi và chủ nhà không tiến hành công chứng hợp đồng này. Vậy hợp đồng thuê nhà của tôi có đúng với quy định pháp luật không? Trường hợp cần công chứng thì công chứng hợp đồng thuê nhà cần những gì? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hợp đồng thuê nhà có phải công chứng không?
Theo khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định, trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Như vậy, hợp đồng cho thuê nhà ở phải được lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp có yêu cầu từ các bên của hợp đồng. Mặc dù pháp luật hiện hành quy định hợp đồng cho thuê nhà ở không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Nhưng các bên giao kết hợp đồng cũng cần xem xét kỹ việc có cần thiết phải công chứng hợp đồng hay không, nhất là hợp đồng có giá trị cao.
Trường hợp các bên giao kết hợp đồng cho thuê nhà ở không có nhu cầu công chứng, chứng thực, có nhờ người làm chứng hay không nhờ người làm chứng thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý, nếu hợp đồng đó được tuân thủ đúng quy định về nội dung và hình thức theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014.
Công chứng hợp đồng thuê nhà cần những gì?
Theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, khi thực hiện công chứng hợp đồng thuê nhà, người có yêu cầu công chứng cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
- Dự thảo hợp đồng thuê nhà;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là nhà ở đó;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng thuê nhà mà pháp luật quy định phải có.
Hợp đồng thuê nhà có những nội dung chính nào?
Điều 121 Luật Nhà ở 2014 quy định hợp đồng nhà ở sẽ do các bên thỏa thuận và phải lập thành văn bản, gồm các nội dung sau:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;
- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Cam kết của các bên;
- Các thỏa thuận khác;
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Mức phí công chứng hợp đồng thuê nhà là bao nhiêu?
Theo Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 257/2016/TT-BTC quy tắc mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn như sau:
- Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng cho thuê căn hộ hay thuê nhà từ 50 triệu đồng thì lệ phí công chứng là 40 nghìn đồng.
- Giá trị tài sản hoặc trị giá hợp đồng cho thuê căn hộ hay thuê nhà từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì lệ phí công chứng là 80 nghìn đồng.
- Giá trị tài sản hoặc trị giá hợp đồng cho thuê căn hộ hay thuê nhà từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì lệ phí công chứng là 0.08% giá trị hợp đồng cho thuê nhà.
- Giá trị tài sản hoặc trị giá hợp đồng cho thuê căn hộ hay thuê nhà từ một tỷ đến 3 tỷ đồng thì lệ phí công chứng là 800 nghìn đồng + 0.06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng cho thuê nhà quá 1 tỷ.
- Giá trị tài sản hoặc trị giá hợp đồng cho thuê căn hộ hay thuê nhà từ 3 tỷ đến 5 tỷ đồng thì lệ phí công chứng là 2 triệu đồng + 0.05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng cho thuê nhà qúa 3 tỷ.
- Giá trị tài sản hoặc trị giá hợp đồng cho căn hộ hay thuê nhà nhà từ 5 đến 10 tỷ đồng thì lệ phí công chứng là 3 triệu đồng + 0.04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng cho thuê nhà quá 5 tỷ.
- Giá trị tài sản hoặc trị giá hợp đồng cho thuê căn hộ hay thuê nhà từ trên 10 tỷ thì lệ phí công chứng là 5 triệu đồng + 0.03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng cho thuê nhà quá 10 tỷ (mức thu tối đa là 8 triệu đồng/ trường hợp).
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu hợp đồng thuê nhà mới nhất
- Mẫu hợp đồng thuê nhà kinh doanh mới năm 2022
- Mẫu hợp đồng thuê nhà ở thương mại mới năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Công chứng hợp đồng thuê nhà cần những gì?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng thuê nhà là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản (tại đây là nhà ở) cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn và bên thuê phải trả tiền thuê.
Đặt cọc không phải là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng thuê nhà. Người thuê và người cho thuê có quyền thỏa thuận hoặc không thỏa thuận về đặt cọc trong hợp đồng. Việc đặt cọc chỉ nhằm đảm bảo các bên trong hợp đồng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Trong trường hợp này thì bên thuê cần yêu cầu bên cho thuê xem giấy tờ nhà, đất để xác định chủ quyền của họ. Nếu họ không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, thì yêu cầu họ cung cấp giấy hoặc hợp đồng ủy quyền để xem nội dung ủy quyền có cho phép người sẽ ký hợp đồng có quyền giao kết hợp đồng thuê nhà không? Phạm vi và thời hạn ủy quyền…