Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Tôi và bạn vừa ký kết một hợp đồng góp vốn bằng nhà ở. Tuy nhiên chúng tôi chưa công chứng hợp đồng đó. Tôi muốn hỏi hợp đồng góp vốn bằng nhà có cần công chứng hay không? Và trình tự thực hiện như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Công chứng hợp đồng góp vốn bằng nhà ở ” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Công chứng hợp đồng góp vốn bằng nhà ở gồm nội dung gì?
– Họ và tên của cá nhân, tên tổ chức cùng địa chỉ các bên.
– Đặc điểm của ngôi nhà góp vốn và thửa đất gắn với ngôi nhà đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu.
– Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá. Trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
– Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.
– Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
– Cam kết của các bên trong hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
– Các thỏa thuận khác trong hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng góp vốn bằng nhà ở.
– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Nếu góp vốn bằng nhà ở với một bên là tổ chức thì hợp đồng góp vốn bằng nhà ở không cần công chứng, chỉ khi giữa các cá nhân với nhau thì buộc phải công chứng. Nhưng tốt nhất nên công chứng hợp đồng để phòng trừ rủi ro sau này.
Trình tự thực hiện công chứng hợp đồng góp vốn bằng nhà ở
– Nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.
– Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ. Hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.
– Nếu trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định. Trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
– Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng.
– Trường hợp hợp đồng được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng. Nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
– Đọc lại dự thảo hợp đồng. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng.
Hồ sơ thực hiện công chứng hợp đồng góp vốn bằng nhà ở
– Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản (Mẫu số 01/PYC);
– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện);
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 1987, Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ;bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở; bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở (trường hợp tự soạn thảo).
– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết tư vấn về “Công chứng hợp đồng góp vốn bằng nhà ở”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua hotline 0833102102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
- Đánh người gây thương tích bị phạt như thế nào
- Quy định về phát hiện cổ vật
- Chuyển nhượng tài sản hình thành trong tương lai
- Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan thực hiện việc công chứng hợp đồng góp vốn bằng nhà ở bao gồm:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổ chức hành nghề công chứng
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề công chứng
Dưới 50 triệu đồng là 50 nghìn
Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng là 100 nghìn
Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng là 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng là 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
– Trong ngày nhận hồ sơ đối với hợp đồng, văn bản về bất động sản trong trường hợp là hộ gia đình, cá nhân; nếu nộp hồ sơ yêu cầu công chứng sau ba (03) giờ chiều thì việc công chứng được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hợp đồng, văn bản về bất động sản trong trường hợp là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.