Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhiều cán bộ, công chức lại đau đầu nghĩ cách “né” quà Tết. Vậy nếu không thể từ chối được thì phải xử lý quà tặng này thế nào để công chức không bị coi là tham nhũng? Hay Công chức trả lại quà thế nào để không tham nhũng. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018
Công chức không được nhận quà dưới bất kỳ hình thức nào?
Đây là nội dung đáng chú ý tại khoản 2 Điều 22 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. Cụ thể:
Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết; hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình
Theo đó, nghiêm cấm công chức nhận quà Tết của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc công tác thuộc phạm vi quản lý của mình dù là trực tiếp hay gián tiếp dưới mọi hình thức.
Tức là, quy định này cũng cấm công chức tự mình hoặc thông qua người thân (vợ, chồng, con, cha, mẹ…) nhận quà tặng của người khác (do cấm nhận dưới mọi hình thức dù trực tiếp hay gián tiếp).
Riêng Tết Nguyên đán năm 2022 này, tại Chỉ thị 11-CT/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nghiêm cấm công chức tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên, lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức…
Xử lý hành vi nhận quà của công chức
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy định 205 năm 2019, có thể xem việc tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, nhất là dịp lễ Tết… để tặng quà, tiền, bất động sản… để nhận được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí, chức vụ, quyền lợi là một trong những biểu hiện của hành vi chạy chức, chạy quyền.
Không chỉ vậy, công chức nhận quà tặng còn là biểu hiện của hành vi tham nhũng nêu tại khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2018:
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Với người có hành vi tham nhũng, dù giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào cũng sẽ bị xử lý nghiêm minh dù cho đã nghỉ việc, về hưu hay đã chuyển công tác (theo khoản 1 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Tuỳ vào mức độ, hành vi cũng như tính chất của việc tham nhũng, công chức có thể bị kỷ luật hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội nhận hối lộ nêu tại Điều 354 Bộ luật Hình sự với mức án cao nhất là tử hình. Khi đã bị Toà án kết án về tội phạm tham nhũng thì công chức đó sẽ đương nhiên bị thôi việc.
Công chức phải trả lại quà thế nào để không bị xem là tham nhũng?
Theo phân tích ở trên, việc nhận quà dưới bất kỳ hình thức nào của công chức từ người có liên quan đến công việc hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình là hành vi bị cấm. Do đó, nếu nhận được quà tặng từ những người này, công chức bắt buộc phải từ chối.
Nếu không từ chối được thì công chức nhận được quà tặng phải nộp lại cho Thủ trưởng cơ quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quà tặng. Khi đó, quà tặng sẽ được xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP như sau:
– Quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá: Thủ trưởng cơ quan nhận, bảo quản và nộp vào ngân sách Nhà nước.
– Quà tặng bằng hiện vật: Thủ trưởng cơ quan tiếp nhận, bảo quản, xử lý theo các bước sau:
Bước 1
Xác định giá trị quà tặng theo giá của người tặng cung cấp hoặc theo sản phẩm tương tự được bán trên thị trường. Nếu không xác định được thì phải đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá.
Bước 2
Bán và công khai bán quà tặng.
Bước 3
Nộp số tiền thu được (sau khi đã trừ đi chi phí liên quan như phí xác định giá, phí bảo quản…) vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bán quà tặng.
– Quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế…: Thủ trưởng cơ quan thông báo các cơ quan cung cấp dịch vụ về việc người được nhận quà tặng là dịch vụ sẽ không sử dụng dịch vụ đó.
– Quà tặng là động thực vật, thực phẩm tươi sống…: Thủ trưởng căn cứ tình hình thực tế để xử lý tang vật hoặc báo cáo để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.
Như vậy, để không bị coi là tham nhũng thì công chức phải từ chối quà tặng. Nếu không từ chối được thì phải nộp lại quà tặng trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận quà cho Thủ trưởng cơ quan để tuỳ vào từng loại quà tặng khác nhau, Thủ trưởng cơ quan sẽ có biện pháp xử lý cụ thể như phân tích ở trên.
Có thể bạn quan tâm:
- Công chức sắp được nhận thêm tiền khi nghỉ hưu trước tuổi?
- Khi nào công chức được nâng bậc lương trước thời hạn?
- Công chức dùng bằng giả có bị đuổi việc không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về vấn đề “Công chức trả lại quà thế nào để không tham nhũng”. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Luật sư X qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ; chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh; cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan; hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp; công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Ngày 08/12/2021, BCHTW Đảng ban hành Chỉ thị 11-CT/TW về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022. Theo đó, cán bộ công cức không được làm những việc sau trong dịp tết:
– Hành vi biếu quà và nhận quà;
– Không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan; không sử dụng ngân sách nhà nước; phương tiện, tài sản công trái quy định vào các hoạt động lễ hội, vui chơi….;
– Cấm đánh bạc dưới mọi hình thức;
– Cấm sử dụng rượu bia.
Chế độ tập sự của công chức theo pháp luật hiện hành là không bắt buộc đối với người đã có thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự; Trong thời gian công tác có đóng BHXH bắt buộc nêu trên; người được tuyển dụng đã làm những công việc theo yêu cầu của ngạch công chức được tuyển dụng.