Kính chào Luật sư. Tôi hiện đang là công chức tại Bộ Tài nguyên và môi trường. Nay bạn tôi vừa từ hải ngoại về thành lập công ty lại muốn tôi làm giám đốc điều hành cho công ty của ống ấy. Thực tế là tôi khá thích vị trí này vì có thể kiếm thêm ít thu nhập cho gia đình nhưng tôi đang rất băn khoăn. Liệu công chức có được làm giám đốc doanh nghiệp không? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Luật sư X xin phép trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật Cán bộ, công chức 2008 sửa đổi bổ sung năm 2019
Công chức là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức:
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Giám đốc doanh nghiệp là gì?
Căn cứ khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020:
24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, giám đốc doanh nghiệp có thể được coi là người quản lý doanh nghiệp.
Công chức có được làm giám đốc doanh nghiệp không?
Điều kiện người quản lý doanh nghiệp
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020:
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Những việc công chức không được làm
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 20 Luật cán bộ, công chức:
Điều 20. Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Đồng thời, căn cứ điểm d khoản 2 Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng:
2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
Như vậy, từ những điều trên, có thể khẳng định, công chức không thể đồng thời làm giám đốc, người quản lý doanh nghiệp.
Công chức có được làm giám đốc doanh nghiệp sau khi thôi việc không?
Căn cứ Điều 22, 23 Nghị định 59/2019/NĐ-CP, quy định về thời hạn công chức làm giám đốc doanh nghiệp sau khi thôi việc như sau:
1. Công chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành: a) Bộ Công Thương; b) Bộ Giao thông vận tải; c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư; d) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; e) Bộ Tài chính; g) Bộ Tài nguyên và Môi trường; h) Bộ Thông tin và Truyền thông; i) Bộ Xây dựng; k) Bộ Tư pháp; l) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; m) Thanh tra Chính phủ; n) Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; o) Văn phòng Chính phủ: Từ 12 tháng đến 24 tháng sau khi thôi việc.
2. Công chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành: a) Bộ Giáo dục và Đào tạo; b) Bộ Khoa học và Công nghệ; c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; d) Bộ Y tế; đ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam; e) Ủy ban Dân tộc: Từ 06 tháng đến 12 tháng sau khi thôi việc.
3. Công chức trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành: a) Bộ Công an; b) Bộ Quốc phòng; c) Bộ Ngoại giao: Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ
4. Chương trình, dự án, đề án do người thôi giữ chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt: Thời hạn thực hiện xong chương trình, dự án, đề án.
5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định cụ thể thời hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ trong từng lĩnh vực thuộc Bộ Công Thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Chấp hành viên do người nào bổ nhiệm?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đổi tên giấy khai sinh; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất.
- Công chức có được mở công ty không?
- Cơ quan công an có thể từ chối tin tố giác tội phạm hay không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng thì không chỉ công chức không được làm giám đốc doanh nghiệp mà người thân của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng không được:
– Giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của những người này;
– Giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng với cơ quan, tổ chức, đơn vị của những đối tượng này;
– Kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do những người này trực tiếp quản lý.
Căn cứ Điều 11 Luật cán bộ, công chức:
Được giao quyền tương xứng với nhiệm vụ.
Được bảo đảm trang thiết bị và các điều kiện làm việc khác theo quy định của pháp luật.
Được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
Được pháp luật bảo vệ khi thi hành công vụ.
Theo quy định của pháp luật thì hiện nay Văn phòng công chứng sẽ được thành lập theo loại hình công ty hợp danh; có các thành viên đều là công chứng viên hợp danh. Do đó, công chức không thể là người quản lý văn phòng công chứng được.