Chào Luật sư, Bên cạnh việc cảnh sát giao thông có quyền hạn điều phối giao thông; thì đôi khi tôi còn thấy Công an trật tự cũng có những quyền hạn điều phối giao thông như đối với cảnh sát giao thông. Vào giữa tháng 4 vừa qua; cháu tôi có tham gia đua xe; và bị công an trật tự phát hiện và bắt giữ. Trong lúc tiến hành bắt giữ thì công an trật tự còn bắt luôn xe của cháu tôi. Luật sư cho tôi hỏi Công an trật tự có được bắt xe không? Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư vì đã giải đáp thắc mắc cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Công an trật tự hay còn gọi là Cảnh sát trật tự. Là những lực lượng mà trong phạm vi chức năng; nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với một số các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của luật định.
Để trả lời cho câu hỏi về công an trật tự có được bắt xe không? của bạn. LuatsuX chúng tôi mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Thông tư 47/2011/TT-BCA
Công an trật tự là gì?
Công an trật tự hay gọi đúng là Cảnh sát trật tự; thuộc nhóm lực lượng Cảnh sát khác theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 47/2011/TT-BCA:
Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Công an phụ trách xã, Công an phường (sau đây gọi chung là Cảnh sát khác).
Nhiệm vụ của Công an trật tự là gì?
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA nhiệm vụ của Công an trật tự bao gồm:
– Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch.
– Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật; tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch.
– Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra; kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau:
- Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định;
- Điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.
Công an trật tự có được bắt xe không?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các lực lượng cảnh sát khác được phép xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
– Cảnh sát trật tự;
– Cảnh sát phản ứng nhanh;
– Cảnh sát cơ động;
– Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
Như vậy, Công an trật tự sẽ có thẩm quyền được phép xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Các hành vi mà Công an trật tự sẽ có thẩm quyền được phép xử phạt hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
- Điểm đ, điểm g khoản 1; điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm c khoản 8; khoản 9; khoản 10 Điều 5;
- Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;
- Điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm b, điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
- Điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 8;
- Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 (trừ điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6 Điều 12);
- Khoản 1, khoản 2, khoản 4, khoản 4a, khoản 5 Điều 15;
- Điều 18, Điều 20;
- Điểm b khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm k khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7a Điều 23;
- Điều 26, Điều 29;
- Khoản 4, khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
- Điều 47, Điều 49, Điều 51 (trừ điểm d khoản 4 Điều 51), Điều 52, Điều 53 (trừ khoản 4 Điều 53), Điều 72, Điều 73.
Dựa vào quy định trên chỉ có những trường hợp quy định trên xử phạt có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện; mà ở đây là phương tiện thực hiện hành vi phạm tội; thì Công an giao thông mới có thẩm quyền bắt xe của người vi phạm.
Ví dụ: Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định; lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;
- Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.
– Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
- Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.
Công an trật tự không có thẩm quyền xử phạt khi nào?
Ngoài các trường hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 74 về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt của công an trật tự thì những trường hợp vi phạm khác thì cảnh sát trật tự điều không có thẩm quyền xử phạt.
Mời bạn xem thêm
- Lừa đảo vay tiền đóng phí bảo hiểm sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Điều trị nội trú có được thông tuyến bảo hiểm ?
- Có giấy chuyển viện được hưởng bao nhiêu bảo hiểm?
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp mới năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Công an trật tự có được bắt xe không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ban hành ngày 24/3/2010 quy định: Các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự; an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng Cảnh sát khác (gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động (CSCĐ), Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát bảo vệ, và Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).
Khi không có CSGT đường bộ đi cùng; các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện việc tuần tra; kiểm soát trật tự an toàn giao thông theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình. Khoản 2 Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi được huy động phối hợp với CSGT bao gồm:
+ Thực hiện việc tuần tra; kiểm soát theo sự chỉ đạo; điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra; kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng
Căn cứ theo Điều 87 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về tuần tra; kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ: Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người; và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ … Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác; và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
Đối với Cảnh sát giao thông đường bộ: Cảnh sát giao thông đã được cấp biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra; kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an được dừng phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người; và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát.
Bên cạnh đó, cảnh sát giao thông phải mang theo Giấy chứng nhận khi làm nhiệm vụ; và xuất trình khi có yêu cầu, phải đeo biển hiệu…
Như vậy, chỉ những cảnh sát giao thông đã được cấp giấy chứng nhận theo mẫu mới mới được quyền dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra giấy tờ và xử lý vi phạm.
Công an trật tự chỉ khi được huy động phối hợp với CSGT đường bộ hoặc phân công công việc; theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thì có thẩm quyền dừng phương tiện và xử lý vi phạm giao thông đường bộ trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của họ; nếu quá thẩm quyền giải quyết của mình thì lập biên bản phạt hành chính; và báo cáo với cấp có thẩm quyền.