Con vay tiền bố mẹ có nghĩa vụ trả không ? Đây là câu hỏi của không ít ông bố, bà mẹ khi bỗng nhiên một ngày; họ nhận được một bức thư từ một tổ chức tín dụng nào đó; yêu cầu trả nợ trước cửa, cùng những lời lẽ đe dọa, nếu không trả nợ thì sẽ thế này, sẽ thế kia… Có không ít ông bố, bà mẹ lại phải trả nợ thay con. Vậy điều này có đúng không? Pháp luật quy định thế nào về nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tài sản. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Quy định về hợp đồng vay tài sản
Tại điều 463 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về hợp đồng vay tài sản như sau:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng; chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Có thể nói, vay tài sản là quan hệ rất phổ biến trong dân sự đặc biệt là vay tiền. Theo đó pháp luật quy định rằng bên vay có nghĩa vụ trả nợ đúng hạn; số lượng, chất lượng cũng như các thỏa thuận khác có liên quan giữa các bên như lãi xuất hoặc các điều kiện khác.
Hợp đồng vay tiền, tài sản chỉ có hiệu lực khi các bên đáp ứng được điều kiện về giao dịch dân sự giữa các bên bao gồm các yếu tố sau:
- Tuổi của các bên trong giao dịch dân sự
- Khả năng nhận thức và làm chủ hành vi
- Yếu tố tự nguyện, không bị cưỡng ép,…
Chỉ khi đáp úng đủ các điều kiện này thì một giao dịch dân sự như hợp đồng vay tiền; mới có hiệu lực pháp luật. Từ những căn cứ này ta có thể xác định rằng; khi con vay tiền cha mẹ có nghĩa vụ trả nợ hay không.
Con vay tiền bố mẹ có nghĩa vụ trả không ?
Theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật Dân sự 2015; trách nhiệm trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phụ thuộc vào độ tuổi. Cụ thể như sau:
– Người chưa đủ 06 tuổi:
Các giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi; do người đại diện của người đó xác lập, thực hiện.
– Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi:
Được tự thực hiện các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Các giao dịch khác, chỉ được xác lập, thực hiện nếu người đại diện theo pháp luật đồng ý.
– Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi:
Được tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.
Riêng các giao dịch liên quan đến bất động sản; động sản phải đăng ký và giao dịch khác theo quy định phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
– Người từ đủ 18 tuổi trở lên:
Đây là người có hành vi dân sự đầy đủ, được tự mình xác lập và thực hiện mọi giao dịch dân sự.
Căn cứ vào các quy định nêu trên có thể khẳng định, nếu con đã đủ 15 tuổi trở lên vay tiền thì bố mẹ không có nghĩa vụ phải trả nợ thay, nghĩa vụ này thuộc về người con, trừ khi bố mẹ, là người đứng ra bảo lãnh trong hợp đồng vay tài sản cho con; hoặc tự nguyện trả nợ thay cho con.
Còn nếu con chưa đủ 15 tuổi, các giao dịch đều phải do bố mẹ xác lập; thực hiện hoặc được sự đồng ý của bố mẹ. Đối với hợp đồng vay tiền; mà không được sự đồng ý của bố mẹ thì đều là giao dịch dân sự vô hiệu. Theo đó các bên chỉ trả lại nhau những gì đã nhận.
Chủ nợ có quyền ép bố mẹ có nghĩa vụ trả nợ thay khi con vay tiền không ?
Theo quy định của pháp luật thì người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; để tự xác lập và tự chịu trách nhiệm về giao dịch dân sự của mình với người khác.
Đối với người chưa thành niên thì theo quy định tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015:
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập; thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản; động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được; người đại diện theo pháp luật đồng ý.”
Như vậy, nếu người mượn nợ không trả; thì chủ nợ không có quyền đòi nợ từ người thân của họ. Đồng thời theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015; thì cũng không có quy định nào con vay tiền bố mẹ phải trả nợ thay. Do đó, chủ nợ không có quyền ép bố mẹ phải trả tiền thay con.
Nếu bị đe dọa và ép bố mẹ phải có nghĩa vụ trả khi con vay tiền; thì có thể khởi kiện họ ra tòa, nếu có các hành vi chửi bới, lăng mạ; đe dọa giết, xâm phạm chỗ ở với tội danh xâm phạm danh dự, nhân phẩm uy tín của người khác; đe dọa giết người hoặc xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết ” Con vay tiền bố mẹ có nghĩa vụ trả ? Quy định về hợp đồng vay tài sản“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102.
Câu hỏi liên quan
Hình thức của hợp đồng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hình thức miệng thường được áp dụng trong những trường hợp như số lượng tài sản cho vay không lớn; hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân quen. Trường hợp cho vay bằng miệng nếu xảy ra tranh chấp hợp đồng; bên cho vay phải chứng minh được là mình đã cho vay một số tiền hoặc một số tài sản nhất định.
vay tiền nhưng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.